(News.oto-hui.com) – Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao khi xe nổ máy thì chúng ta có thể dễ dàng xoay vô lăng. Ngược lại khi tắt máy thì hầu như không thể xoay vô lăng. Khi xoay vô lăng, có rất nhiều chi tiết trên hệ thống lái hoạt động. Những chi tiết này bao gồm cả cơ và điện.
Nguyên lí hoạt động của hệ thống lái cũng rất dễ hiểu. Tất cả hệ thống lái được sáng tạo ra nhằm biến chuyển động xoay thành chuyển động tịnh tiến. Khi chúng ta xoay vô lăng, trụ lái cũng sẽ quay và kéo theo đó là bánh răng dẫn hướng cũng quay theo.
Bánh răng sẽ tiếp xúc với một thanh ngang có răng được gọi là thước lái. Khi bánh răng xoay, thước lái xe di chuyển tịnh tiến qua lại và từ đó làm cho xe có thể chuyển hướng.
Thước lái được bắt vào khớp bánh và cố định với bánh xe thông qua thanh rô-tuyn. Thiết kế này khắc phục được các nhược điểm của hệ thống lái trục vít bởi vì nó nhẹ, di chuyển tự do và không có điểm chết khi ở vị trí trung tâm.
Tỷ số truyền lái có thể biến thiên dựa vào số răng trên thước lái. Một số thước lái có các răng gần nhau ở vị trí trung tâm và dãn ra về phía ngoài. Việc biến thiên tỉ số lái của thế giúp người lái có cảm giác nhàn hơn khi xe chạy ở những đoạn đường thẳng hoặc có cảm giác xe đi nhanh hơn khi vào cua.
Đối với hệ thống trợ lực cơ được lắp đặt ở một bên của thước lái sẽ có một piston thủy lực. Sẽ có một van quay điều hướng trợ lực sang bên trái hoặc phải của piston. Còn đối với hệ thống trợ lực điện thì người ta sẽ thay van quay và piston thủy lực bằng mô tơ điện.
Nếu bạn muốn có một cảm giác lái chân thật hơn thì việc ”độ” thước lái là hoàn toàn khả thi. Một mặt là các thước lái của những mẫu xe khác nhau có thể trao đổi qua lại. Mặt khác các nhà sản xuất bên thứ ba như Quaife và Bilstien vẫn luôn nổi tiếng với các phụ tùng aftermarket.
Bài viết liên quan :
- Những kiểu đặt động cơ điện trong hệ thống lái trợ lực điện (EPS)?
- Cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS
- Các cách để phân loại hệ thống lái trên ô tô hiện nay