Tìm hiểu về phanh điện từ trên xe khách, xe tải

(News.oto-hui.com) – Nếu các bạn để ý, trên một số các dòng xe khách, xe tải đã và đang áp dụng thêm hệ thống phanh điện từ. Vậy phanh điện từ xe khách có gì đặc biệt?

Tìm hiểu về phanh điện từ trên xe khách, xe tải
Tìm hiểu về phanh điện từ trên xe khách, xe tải

Tên tiếng anh: Brakes Retarders

Lợi ích của phanh điện từ

Theo tài liệu đào tạo của THACO, có 3 điểm rất đáng chú ý về phanh điện từ. Đó là:

  1. Tính an toàn: Giảm nhiệt bánh xe, cải thiện đáng kể độ an toàn của xe, tránh được nổ lốp để đảm bảo hệ thống phanh trong điều kiện hoạt động tốt nhất.
  2. Tính kinh tế: Giảm lực phanh chính của xe, kéo dài tuổi thọ bố phanh, trống phanh…Giảm chi phí định kỳ bảo dưỡng của hệ thống phanh, tăng hiệu suất kinh tế.
  3. Bảo vệ môi trường: Giảm bụi nguy hiểm do bố phanh tạo ra, giảm tiếng ồn khó chịu sinh ra khi phanh.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh điện từ

Phanh từ là một loại phanh phụ hoạt động trên lý thuyết điện từ, động năng được chuyển hoá thành nhiệt, tạo ra lực từ làm giảm mô-men quay. Phanh từ điện gồm 2 cánh tuộc-bin (cụm rô- tô) và một bộ stator (phần tĩnh). Rô-to được lắp nối với trục các-đăng.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh điện từ
Cụm stator lắp giữa 2 cánh tuộc-bin, gồm các cuộn dây đặt đối xứng nhau

Phanh từ hoạt động bởi nguồn ắc-cu hay máy phát. Khi cuộn stator được cấp nguồn, sẽ tạo lực từ trong cuộn stator. Vùng từ trường giữa lõi, khe hở và rô-tor tạo thành các vòng từ liên tiếp.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh điện từ
Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh từ xe khách

Giữa các vùng từ trường là các lực từ có hướng cản lại chiều quay của rô-to, tạo ra lực phanh điện từ làm giảm tốc độ quay của rô-to mà không cần tiếp xúc, nên không mòn. Luồng gió làm mát được tạo ra từ các cánh rô-to để tản nhiệt.

Thành phần cấu tạo của phanh điện từ

Bao gồm: Thành phần điện và thành phần cơ khí

Thành phần cơ khí:

Thành phần cấu tạo của phanh điện từ
Thành phần cơ khí

7 thành phần điện của phanh điện từ

Thành phần cấu tạo của phanh điện từ
7 thành phần điện của phanh điện từ
  1. Điều khiển: Điều khiển lõi phanh điện từ, là mô-đun điều khiển nguồn điện. Sau khi xử lý các tín hiệu đầu vào, sẽ cấp dòng tương ứng tới các lõi, tạo ra lực phanh từ.
  2. Công tắc nguồn: Lắp ở khoan bình điện. Kết nối giữa cực dương bình điện với nguồn bộ điều khiển phanh điện từ. Là công tắc nguồn tổng của hệ thống phanh điện từ.
  3. Cảm biến tốc độ: Được lắp trên giá phần tĩnh. Khi các cánh tản nhiệt quay sẽ tạo ra các xung tín hiệu, do đó sẽ nhận biết được tốc độ xe và gửi về hộp xử lý phanh điện từ.
  4. Công tắc áp suất: Được lắp trên đường hơi phanh, hoạt động cùng với chân phanh.
  5. Công tắc điều khiển bằng tay: Được lắp tích hợp trên công tắc đa năng, được điều khiển bằng tay theo các cấp độ tương ứng với các lực phanh từ khác nhau.
  6. Bảng báo: Lắp trong khoan lái xe, để hiển thị hoạt động của phanh điện từ và giúp chẩn đoán hư hỏng của hệ thống phanh điện từ.
  7. Cụm stator (Phần tĩnh): Gồm tổ hợp các cuộn dây, là phần chính của phanh điện từ, được lắp với chassi xe bằng giá đỡ cố định.

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác