(News.oto-hui.com) – Lý thuyết và thực nghiệm đều chứng tỏ rằng bộ chế hòa khí phải cung cấp hỗn hợp sao cho phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ để động cơ làm việc hiệu quả nhất. Các chế độ này gọi là đặc tính lý tưởng của bộ chế hòa khí. Vậy câu hỏi đặt raliên quan đến đặc tính này là: Nên đi thật nhanh hay đi với tốc độ trung bình để đến điểm cần đến?
Trước hết, một thông số chúng ta cần nắm rõ đó là hệ số dư lượng không khí (λ). Hiểu một cách đơn giản, λ đặc trưng cho độ đậm đặc của hỗn hợp được nạp vào buồng đốt. λ càng nhỏ thì hỗn hợp càng đậm (lượng nhiên liệu nhiều hơn lượng không khí) và ngược lại.
Tham khảo thêm qua bài viết: Tỷ lệ A/F là gì? Kim phun nhiên liệu ảnh hưởng tới mức phát thải động cơ ra sao?
1. Cách xây dựng đường đặc tính lý tưởng:
Đặc tính này được xây dựng với số vòng quay không đổi, thường trong khoảng làm việc chủ yếu của động cơ (40-60 km/h) do đó độ chân không ở họng Δp chỉ phụ thuộc vào độ mở bướm ga hay tải trọng của động cơ.
2. Đặc điểm của đường đặc tính lý tưởng:
Như trên hình, ta có thể thấy ở chế độ từ không tải đến tải nhỏ (a-b), hỗn hợp có λ nhỏ hơn 1, tức là yêu cầu rất đậm để động cơ dễ khởi động.
=> Nguyên nhân là do tỷ lệ khí sót trong hỗn hợp lớn và nhiệt độ động cơ còn thấp nên điều kiện bay hơi, hòa trộn và cháy kém.
Từ chế độ tải nhỏ đến tải lớn (giai đoạn b-c), bướm ga được mở to dần, tải trọng tăng lên. Khi này do những điều kiện trên được cải thiện nên bộ chế hòa khí cần cung cấp hỗn hợp nhạt dần để tiết kiệm nhiên liệu.
Khi λ đạt trên 1, từ 1,07 đến 1,15, động cơ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu nhất, hay có công suất tiêu thụ nhiên liệu nhỏ nhất.
Từ chế độ tải lớn đến toàn tải (giai đoạn c-d), hỗ hợp yêu cầu đậm dần để động cơ phát ra công suất cao với độ mở bướm ga lớn. Khi bướm ga mở hoàn toàn (điểm d), hỗn hợp được làm đậm nhất trong cả quá trình (λ =0,75 – 0,9). Khi này động cơ phát công suất cực đại.
3. Kết luận:
Có rất nhiều bộ phận của bộ chế hòa khí trên động cơ, tất cả chúng phối hợp với nhau sao cho cung cấp hỗn hợp cho động cơ gần nhất với đường đặc tính lý tưởng trên. Tuy nhiên các động cơ xăng hiện nay vẫn chưa mô phỏng hoàn toàn được đường đặc tính lý tưởng trên mà chỉ chia nhỏ các đoạn a-b, b-c, c-d và mỗi hệ thống được thiết kế để cung cấp cho toàn bộ hay một phần các giai đoạn đó.
Với kiến thức này, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi nên đi thật nhanh hay đi với tốc độ trung bình đến điểm cần đến khi xăng còn ít, giúp chúng ta điều khiển phương tiện một cách thông thái hơn.
Các bài viết liên quan:
- Nguyên lý hoạt động của bộ chế hoà khí
- Tìm hiểu về đặc tính nhiên liệu xăng và diesel
- Quá trình cháy trong động cơ đốt trong có gì đặc biệt?