Tại sao xe cổ Ferrari 250 GT0 1963 lại trở thành chiếc xe đắt giá nhất thế giới?
(News.oto-hui.com) – Ferrari 250 GT0 1963 màu bạc, “Picasso của thế giới xe đua”, được các nhà sưu tập xe nhận định đây chính là chiếc xe đắt giá nhất thế giới, có giá 70 triệu USD. Ẩn sâu con số cực khủng ấy chính là câu chuyện vô cùng đặc biệt, ít người biết và những ưu đãi cho riêng người sở hữu chiếc xe này.
Với bề dày lịch sử vô cùng khủng, chiếc xe Ferrari 250 GTO đời 1963 đã được bán đấu giá vào năm 2018 với giá không tưởng lên đến 70 triệu USD. Được biết, giá trị của những chiếc siêu xe trong vòng 10 năm trở lại đây, mẫu xe hiện đắt giá nhất chính là chiếc Bugatti La Voiture Noire 2020 chỉ mới có giá 18 triệu USD.
Vậy tại sao người ta lại chịu chi cho một chiếc xe cổ nhiều đến như thế?
Thứ nhất, đây là 1 trong số 39 chiếc Ferrari 250 GTO được sản xuất bởi nhóm kỹ sư do ông Giotto Bizzarrini đứng đầu. Xe được hoàn thiện thiết kế trong hầm gió trước khi đi vào thử nghiệm chính thức.
Thứ hai, Chiếc 250 GTO Series 1 với số khung 4153 GT ra mắt lần đầu tiên tại đường đua 24 Hours of Le Mans năm 1963, nơi nó kết thúc ở vị trí thứ 4. Sau đó, nó lại bất ngờ giành chiến thắng tại giải Tour de France năm 1964 và được công nhận là một trong 3 hoặc 4 chiếc GTO đẳng cấp nhất thế giới.
Thứ ba, mẫu xe được phát triển dựa trên mẫu Ferrari 250 GT SWB, xe mang đặc trưng là bộ khung bằng thép ống và động cơ V12, dung tích 3.0 lít, tạo ra công suất tối đa 300 mã lực.
- Động cơ được lấy từ Ferrari 250 Testa Rossa với sức mạnh được truyền đi thông qua hộp số sàn năm cấp. Nhờ đó, Ferrari 250 GTO có thể đạt tốc độ tối đa 280 km/h.
Thứ tư, nhiều trang thiết bị của xe Ferrari 250 GTO được vay mượn từ dòng Fiat 500 cùng thời.
Thứ năm, Ferrari 250 GTO được ví như là “Picasso của thế giới xe đua”. Mọi tỷ phú đều muốn sở hữu riêng cho mình chiếc xe danh giá này.
- Và đó cũng chính là lý do tại sao giá của Ferrari 250 GTO tăng chóng mặt sau từng năm, khoảng 30% mỗi năm trong suốt 30 năm qua.
- Tháng 5/2012, chiếc xe này được bán đấu giá với giá kỷ lục mọi thời đại là 38,11 triệu USD.
- Năm 2018, chiếc xe một lần nữa được mang ra đấu giá với số tiền khủng khiếp: 70 triệu USD (tương đương với 1.600 tỷ VNĐ).
- Theo nhà sưu tập Marcel Massini, một chiếc Ferrari 250 GTO sẽ được bán với giá vượt quá 100 triệu USD trong vòng 5 năm tới.
Chủ sở hữu Ferrari 250 GTO hiện nay
Người sở hữu chiếc xe đắt giá nhất thế giới chính là CEO của WeatherTech, David MacNeil. Đây cũng là nhà sưu tập hàng loạt xe cổ Ferrari có giá trị nhất.
- Chuyên gia đấu giá xe James Cottingham tiết lộ chiếc Ferrari 250 GTO mã số khung 4153 hiện tại đang gần như còn nguyên bản (98%) và là một trong những chiếc xe tốt nhất từng được sang tay.
Giá trị của chiếc xe Ferrari 250 GTO
Khi bán ra, siêu xe này chỉ có giá trị 18.000 USD tại Mỹ.
Đạt giải 4 tại đường đua 24 Hours of Le Mans năm 1963.
- Người điều khiển nó là Ecurie Francorchamps, một trong những thành viên độc lập nổi tiếng nhất của đội Ferrari.
Vô địch Tour de France năm 1964.
- Đây là một cuộc đua bao phủ toàn nước Pháp, vượt qua 6000 km, 9 lần leo đồi và 10,5 giờ đua trên mỗi vòng đua nổi tiếng trong khắp cả nước.
Chỉ có 36 chiếc xe trong số 39 chiếc được mệnh danh là ‘Picasso của thế giới xe đua’, các xe này được sản xuất từ năm 1962 đến năm 1963.
Chiếc xe này chưa từng gặp tai nạn lớn nào và gần như còn nguyên bản.
Khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h nhanh hơn tất cả các xe ở thời điểm trước đó, khoảng 6,1 giây.
Biệt danh khác của Ferrari 250 GTO
Ngoài tên gọi Ferrari 250 GTO thông thường, chiếc xe được ưu ái với nhiều biệt danh như:
- “Picasso thế giới xe đua” – “The Picasso of the Motoring World”.
- Một tên gọi khác đó chính là “Chén thánh của Ferrari” – “The Holy Grail of Ferraris”.
Đặc quyền của chủ sở hữu Ferrari 250 GTO
Việc sở hữu Ferrari 250 GTO đã giúp chủ nhân của nó có quyền vào câu lạc bộ bí mật chỉ dành riêng cho những người được mời gồm 250 chủ sở hữu GT0 ở các phiên bản khác nhau.
Trí.H/ Theo luxe
Bài viết liên quan:
- Toyota 2000GT – Siêu xe đắt giá nhất do hãng ô tô Nhật Bản chế tạo
- Ferrari 250 GTE – Huyền thoại xe cảnh sát “đơn phương độc mã” còn sót lại trên thế giới