Đoàn Dũng - Theo VNExpress

Suýt toang mạng vì tin tưởng thợ không chuyên bơm lốp

(News.oto-hui.com) – Nhiều chủ xe thường để thợ rửa xe, hoặc người không có chuyên môn về lốp bơm sai mức áp suất lốp, có thể dẫn tới hậu quả khó lường.

Nguyễn Minh (Hà Nội) tay run lẩy bẩy khi mở điện thoại gọi điện cho chồng, khi chưa kịp hoàn hồn sau pha nổ lốp. Minh bơm lốp ở Hà Nội tại một cửa hàng rửa xe, nhìn vào màn hình cảm biến áp suất lốp báo mức 2,4 “cân”. “Cân” là cách gọi phổ thông của người dùng ôtô cho đơn vị áp suất lốp kgf/cm2.

Sau khi rửa, Minh lái xe 50 km từ Hà Nội sang Hưng Yên để làm việc, chạy tốc độ cao 100 km/h trên cao tốc. Trời nắng nóng khiến không khí giãn nở, áp suất trong lốp tăng lên và phát nổ, khi va chạm với một viên đá không quá lớn, nhưng sắc cạnh.

Xe mất lái và nhao về phía lốp bị nổ. Minh kịp lấy lại thăng bằng và đánh xe vào lề, nhưng lốp đã hỏng hoàn toàn với một vệt rách dài, vành méo. Ngay trước khi nổ lốp, Minh quan sát được mức áp suất có khi lên 2.6.

Vết lốp bị rách và phần vành bị méo ở ngay mép dưới. Ảnh: Nguyễn Minh
Vết lốp bị rách và phần vành bị méo ở ngay mép dưới. Ảnh: Nguyễn Minh

Minh nói mình may mắn vì đường vắng và xe không bị quay ngang, nếu không “không biết chuyện gì có thể xảy ra”. Bộ lốp được chồng Minh thay mới cách đó hai tuần, chưa bị chém hay cắt vào đâu, nhưng bị nổ trên cao tốc. Thiệt hại gần 2 triệu đồng gồm 1,6 triệu tiền thay lốp và hơn 300.000 đồng cân lại vành. Nhưng quan trọng hơn, là tính mạng Minh an toàn.

Nhiều chủ xe giống như Minh, thường không có thói quen tìm hiểu lốp xe của mình bơm áp suất bao nhiêu thì đủ, dù thông tin này có thể dễ dàng xem ở miếng sticker dán trên thành cánh cửa tài xế. Trong trường này xe của Minh, nhà sản xuất khuyên bơm khoảng 2,2 kgf/cm2 cho lốp trước.

Thông thường, nhiều thợ không chuyên bơm lốp ở cửa hàng rửa xe, hoặc thậm chí thợ ở các cửa hàng sửa chữa lốp cũng bơm theo thói quen là 2,3 hoặc 2,4 kgf/cm2 cho nhiều loại xe khác nhau.

Nếu bơm quá căng so với tiêu chuẩn, kết hợp việc chạy liên tục trên mặt đường bê tông, trời nắng nóng càng khiến áp suất trong lốp tăng lên, tạo áp lực lên thành lốp. Lúc này chỉ cần va chạm với vật thể nhỏ nhưng cạnh sắc cũng có thể khiến lốp bị chém rách, gây nổ lốp.

Theo các chuyên gia, chỉ có một số ít trường hợp tài xế nên bơm căng hơn thông thường khoảng 0,1 kgf/cm2, ví dụ đỗ xe lâu ngày không di chuyển, mùa đông trời rất lạnh hoặc chở thêm người. Ngược lại, nên giảm bớt áp suất lốp nếu đi ít người, nhiệt độ cao, hoặc lúc cần tăng độ bám đường như chạy đường trơn trượt, cát.

Các tài xế nên chú ý tới thông số áp suất lốp để yêu cầu thợ bơm đúng mức nhà sản xuất quy định. Nếu tài xế mới chưa cảm nhận rõ việc lốp bị căng/non, nên trang bị thêm cảm biến áp suất lốp. Khi di chuyển nên kiểm tra cung đường, tải trọng để bơm lốp phù hợp.

Ngoài ra, còn nhiều thông số lốp khác cũng rất quan trọng, in sẵn trên lốp, người lái xe nên chủ động tìm hiểu và ghi nhớ ý nghĩa của các loại thông số này.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác