Những nguyên nhân chính khiến sinh viên ô tô ra trường thất nghiệp

(News.oto-hui) – Mỗi năm, trong hàng ngàn sinh viên ô tô tốt nghiệp ra trường thì có đến hai phần ba sinh viên có kinh nghiệm thực tế kém, ít va chạm nhiều và còn rất bị động công việc. Dù ô tô là một ngành rất HOT ở hiện tại và ngay cả trong tương lai mỗi khi được nhắc đến, thế nhưng số lượng sinh viên ô tô ra trường thất nghiệp hoặc có công việc không như ý luôn chiếm phần đa số. Các bạn luôn tự hỏi, băn khoăn, nghi ngờ với ngành nghề dầu nhớt này và ắt hẳn đều luôn đặt ra câu hỏi cho chính bản thân mình: “Tại sao sinh viên ô tô ra trường lại thất nghiệp, nguyên nhân xuất phát từ đâu?”

Bài viết liên quan:

Những nguyên nhân chính khiến sinh viên ô tô ra trường thất nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đều đòi hỏi các ứng viên phải có một vài kỹ năng nào đó đủ để đáp ứng tính chất yêu cầu công việc của một nhân viên kỹ thuật, văn phòng, kinh doanh… Chính vì vậy, sinh viên ô tô sau khi ra trường thường khó tìm việc hoặc có việc nhưng lương thấp hoặc chấp nhận làm không lương trong nhiều tháng. Nhiều bạn cảm thấy không thỏa đáng với công sức, tiền bạc mình bỏ ra trong quá trình học Đại học (4-5 năm), hoặc Cao đẳng (3 năm),…

Dưới đây là ba điều chính để các bạn sinh viên ngẫm nghĩ lại việc dẫn đến nguyên nhân thất nghiệp như sau:

Thứ nhất: Các bạn sinh viên chưa bao giờ nhìn nhận bản chất thật sự việc học là để làm gì? Học để lấy kiến thức hay chỉ là để lấy tấm bằng ra trường rồi bỏ vào một góc? Trong quá trình học tập, một số bạn đều đổ lỗi cho nền giáo dục vì thực tập thì ít nhưng kiến thức lí thuyết lại quá nhiều? Thế nhưng tại sao cùng một nền giáo dục vẫn có rất nhiều người thành công? Giáo dục không phải chỉ dạy mỗi kiến thức hay thực hành, họ dạy ta những tư duy, đức tính tốt để phát triển bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.

Hầu hết các trường đào tạo ô tô đều phân bố thời gian học lý thuyết 60% và thực hành 40% theo quy định của bộ Giáo dục.

Trong quá trình học tập, có nhiều bạn sinh viên rất bị động trong việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm được truyền đạt từ các thầy cô giáo. Khi bí bách nhiều chỗ, các bạn ngại hỏi, hoặc ngại trả lời khi thầy cô hỏi đáp. Đây là một trong những điều khiến các bạn bị mất đi một số lượng kiến thức, thậm chí có khi không hiểu các bạn cũng lặng thinh, hoặc ỷ lại vào bạn bè. Sau khi qua môn học khó nhọc, các bạn thường có thói quen bỏ bê, không cần phải chú ý đến nó. Thế nhưng, nhiều khi môn học đó lại rất quan trọng sau khi ra trường ứng dụng nó vào việc làm. Khi phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng ít khi hỏi đến kiến thức kỹ thuật, thế nhưng nếu được nhận việc ngay cả kiến thức cơ bản bạn cũng không rõ thì sẽ rất khó khăn trong quá trình tiếp cận công việc chứ chưa đề cập đến vấn đề tiền lương.

Như câu nói nổi tiếng của nhà phát minh, nhà khoa học, nhà cải cách vĩ đại Alexander Graham Bell: “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn gì và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được điều đó”.

Thứ hai: Có phải bạn chưa tìm ra được công việc phù hợp với bản thân? Bạn có bao giờ tự hỏi trước khi đăng ký học ngành ô tô thì sau này sẽ làm những công việc gì không? Câu trả lời phổ biến mỗi khi có ai đó hỏi về công việc ô tô của mình: “Sau này ra trường, tôi sẽ làm kỹ thuật viên sửa chữa”. Thế nhưng, sửa chữa không phải là tất cả của ngành ô tô mà mọi người thường quy chụp mỗi khi nhắc đến. Bên cạnh mảng sửa chữa, có rất nhiều mảng ngành nghề khác liên quan đến ô tô như marketing ô tô, kinh doanh phụ tùng, thiết bị, bảo hiểm, nghiên cứu và phát triển phần mềm ô tô, chăm sóc làm đẹp ô tô,… Nhiều bạn tự ti về ngoại hình có thể chọn các công việc trên ngoài mảng sửa chữa.

Sửa chữa chỉ là một trong những mảng chính ngành nghề ô tô, vẫn còn nhiều mảng nghề khác phù hợp hơn với mỗi người.

Những người đi trước đã để lại câu nói được nhiều bạn sinh viên áp dụng: “Làm để có tay nghề, có kinh nghiệm. Chấp nhận lương thấp để đổi lấy nghề nghiệp”.

Đối với các bạn sinh viên đã ra trường những vẫn đang tìm kiếm công việc phù hợp khả năng mình, một lời khuyên được đưa ra từ nhiều chuyên gia tư vấn nghề nghiệp: “Hãy bắt đầu với công việc lương thấp để rèn luyện bản thân mình trải đời hơn, không ai mới ra đời là bắt đầu với công việc lương cao, trừ khi thuộc diện đặc biệt”. Làm những công việc lương thấp sẽ giúp cho bạn học hỏi dễ hơn, có chọn lọc và có ý chí cầu tiến, cũng như áp lực ít hơn công việc lương cao.

Khổ trước sướng sau

Thứ ba: Do không xác định được bản chất của hai điều trên nên các bạn sinh viên sẽ không biết đối với mỗi mảng nghề của ngành ô tô nên cần những loại kiến thức và kỹ năng gì? Từ đó học hỏi, chuẩn bị kỹ càng từ những năm 2, năm 3 và đến lúc ra trường các bạn đã có thể tự tin đi “bán mình giá cao”.

Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến đến việc sinh viên ô tô ra trường thất nghiệp. Qua những nguyên nhân trên, hy vọng các bạn sinh viên khi đọc được bài viết này sẽ nhận ra được những gì mình còn thiếu, từ đó cố gắng phấn đấu, bổ sung ngay từ ban đầu để có một công việc như ý trong tương lai.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác