Tiến Dũng

Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam

Ô tô đang ngày càng trở nên gần gũi với mỗi gia đình Việt, vì vậy việc tìm hiểu và nắm vững thông tin về bằng lái xe ô tô là rất cần thiết. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của mọi người về bằng lái xe ô tô ở Việt Nam.

Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam
Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam

Theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT hiện nay bao gồm các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam, mà tất cả công dân Việt Nam nên biết để có thể chọn học loại bằng đúng với nhu cầu của mình và để tránh vi phạm luật giao thông đường bộ.

Các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam:

1.Hạng B1 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

Bằng lái B1 có 2 loại là B11 và B12

  • B11 được cấp cho người không hành nghề lái xe và được áp dụng với xe số tự động với những điều kiện sau:

– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Ô tô dùng cho người khuyết tật.

  • B12 được cấp cho người không hành nghề lái xe với các điều kiện sau:

– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

2.Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

3.Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

–  Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

4.Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Tìm hiểu thêm về đăng kiểm ô tô tại đây.

5.Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

6.Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

– Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

– Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

– Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

– Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Thời hạn của giấy phép các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam:
  • Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  •  Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe ô tô:
  1.  Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
  3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
  • Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
  •  Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
  • Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Đây là một số thông tin cơ bản về các loại bằng lái xe ô tô ở Việt Nam, hy vọng bài viết sẽ giúp được mọi người trong việc chọn lựa bằng lái sao cho phù hợp nhất!

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn