An toàn khi làm việc với xe điện – Sự nguy hiểm của dòng điện và các dụng cụ bảo hộ lao động.

(News.oto-hui.com)  Xe điện đang trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với dòng điện, một nguồn năng lượng nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự nguy hiểm của dòng điện và các dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc với xe điện.

Sự nguy hiểm của dòng điện

Các yếu tố ảnh hưởng làm giảm giá trị điện trở của cơ thể:

 Các yếu tố ảnh hưởng làm giảm giá trị điện trở của cơ thể
Các yếu tố ảnh hưởng làm giảm giá trị điện trở của cơ thể
  • Thời gian phơi nhiễm càng lâu, điện trở càng nhỏ do da sẽ bị đốt nóng, cháy.
  • Ở độ ẩm cao, điện trở sẽ giảm. Ở điều kiện bình thường da người có điện trở khoảng 100kΩ. Nhưng khi da bị ướt thì điện trở giảm xuống khoảng 1kΩ.
  • Điện trở phụ thuộc và cách thức chạm tay , chân vào nguồn điện.

Ảnh hưởng của dòng di chuyển trên cơ thể: dòng điện đi qua gần tim sẽ làm tăng sự nguy hiểm của dòng điện.

sự nguy hiểm của dòng điện
Dòng điện đi qua gần tim sẽ nguy hiểm và điện trở sẽ thay đổi thùy thuộc vào các yếu tố tiếp xúc với nguồn điện.
Ảnh hưởng của dòng di chuyển trên cơ thể
Mức độ nguy hiểm của dòng di chuyển trên cơ thể

Các mức điện áp và cường độ dòng điện gây nguy hiểm với con người: khoảng từ 25 VAC, 60 VDC, 3 mA AC, 12 mA DC

  • Dòng điện có cường độ từ 0,6 đến 1,5 mA: Gây tê nhẹ.
  • Dòng điện có cường độ từ 2 đến 3 mA: Gây tê mạnh.
  • Dòng điện có cường độ từ 5 đến 7 mA: Gây đau đớn, làm cơ bắp bị rung và mất kiểm soát.
  • Dòng điện có cường độ từ 8 đến 10 mA: Gây đau đớn, cơ bắp mất kiểm soát, khó rời vật dẫn điện.
  • Dòng điện có cường độ từ 20 đến 25 mA: Gây đau đớn, không rời được vật mang điện, khó thở.
  • Dòng điện có cường độ từ 25 đến 80 mA: Hô hấp tê liệt, tim đập rất nhanh.
  • Dòng điện có cường độ từ 90 đến 100 mA: Chỉ cần kéo dài 3 giây sẽ gây tử vong.

Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và thời gian tiếp xúc:

Biểu đồ mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (mA) và thời gian tiếp xúc (ms)
Biểu đồ mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (mA) và thời gian tiếp xúc (ms)

Biểu đồ trên chia làm 4 vùng (Phase):

  • Vùng 1: Không ảnh hưởng
  • Vùng 2: Vô hại đối với con người
  • Vùng 3: Có khả năng gây rối loạn nhịp tim
  • Vùng 4: Tim đập không đều (chí mạng)

Khi tiếp xúc với dòng điện có cường độ càng lớn và thời gian tiếp xúc càng lâu thì sự nguy hiểm của dòng điện càng lớn.

Các dụng cụ bảo hộ lao động ( Personal Protective Equipment – PPE)

Dụng cụ bảo hộ lao động là gì:

  • Bước đầu tiên trước khi tiến hành sửa chữa bảo hành xe điện là phải đảm bảo được an toàn lao động cho KTV
  • Các trang thiết bị bảo vệ an toàn (PPE: Personal Protective Equipment) là dụng cụ được thiết kế để bảo con người tránh khỏi sự nguy hiểm của dòng điện (các nguy cơ giật điện shock điện)
  • PPE bao gồm: găng tay cách điện, ủng/giày cách điện, thảm cách điện, kính bảo hộ, …

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn