Thanh Nam

Phương pháp kiểm tra và thêm dầu trợ lực tay lái

(News.oto-hui.com) – Hầu hết các xe hơi ngày nay đều có hệ thống trợ lực tay lái. Hệ thống này giúp cho tài xế dễ dàng hơn trong việc đánh lái. Nếu hệ thống bị thiếu dầu trợ lực thì bạn sẽ gặp các vấn đề như: Đánh lái nặng hơn, có tiếng kêu phát ra khi xoay vô lăng và nghiêm trọng hơn có thể gây tai nạn do mất lái. Vậy phương pháp kiểm tra và thêm dầu trợ lực tay lái như thế nào theo đúng chuẩn?

Dưới đây là cách thực hiện các phương pháp kiểm tra và thêm dầu trợ lực tay lái:

1. Xác định vị trí bình chứa dầu trợ lực

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xoay vô lăng hoặc vô lăng phát ra tiếng kêu khùng khục khi bạn đánh lái thì có thể dầu trợ lực lái của bạn đang ở mức thấp. Mức dầu trợ lực có thể nhìn thấy trên bình chứa, mức dầu nên nằm tại vạch F. Bình chứa dầu có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại.

Nếu bạn không thể tìm thấy bình chứa, hãy xem cẩm nang sửa chữa để tìm vị trí. Trong khi bình chứa dầu trợ lực thường nằm cùng một vị trí ở hầu hết các loại xe hơi, thì những chiếc xe đời mới hơn có thể đặt ở vị trí khác vì lý do kinh tế hoặc không gian sử dụng.

Hình 1. Bình chứa dầu trợ lực tay lái.

2. Kiểm tra mức dầu trợ lực

Nếu bình chứa được làm bằng nhựa trong mờ, bạn có thể nhìn thấy mức dầu bên trong. Nếu bình chứa được làm bằng kim loại thì bạn sẽ phải kiểm tra mức dầu bằng một que thăm nhớt, thường được gắn vào nắp bình chứa.

  • Ở một vài loại xe mức dầu trợ lực lái chỉ có thể kiểm tra một cách chính xác sau khi động cơ đã chạy trong một thời gian ngắn, và thỉnh thoảng bạn cũng phải đánh lái theo nhiều hướng một vài lần khi động cơ đang chạy cầm chừng.
  • Ở những loại xe khác thang chia trên que thăm nhớt hoặc bình chứa đều ở mức “cao”, sau khi động cơ chạy và một mức “thấp” sau khi động cơ đã tắt một lúc. Thông thường trên bình chứa sẽ có 2 vạch đó là “max” và “min” lần lượt là mức dầu “tối đa” và “tối thiểu”.
Hình 2. Kiểm tra mức dầu trên bình chứa.

3. Kiểm tra que thăm nhớt xem mức dầu trợ lực lái đang ở mức nào

Nếu bạn đang sử dụng que thăm nhớt để kiểm tra mức dầu trợ lực lái, đầu tiên mở nắp bình chứa và lau sạch cây thăm nhớt, sau đó cắm lại xuống và lấy ra.

Hình 3. Kiểm tra mức dầu trên cây thăm nhớt.

4. Kiểm tra màu dầu trợ lực lái

Dầu trợ lực lái tốt phải sạch có màu hổ phách hoặc hồng nhạt:

  • Nếu dầu trợ lực lái có màu nâu hoặc đen, thì dầu đã bị nhiễm bẩn từ các đường ống cao su, phốt hoặc vòng đệm làm kín. Trong trường hợp này, nên đưa xe đến thợ sửa chữa để kiểm tra xem có cần thay thế bộ phận nào trong hệ thống trợ lực lái hay không.
  • Dầu trợ lực lái có thể có màu đậm hơn. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy xem màu vết dầu trợ lực lái trên một miếng vải hoặc khăn giấy khi bạn lau que thăm nhớt. Nếu vết dầu trên khăn lau có màu bình thường thì dầu không bị sao cả.
Hình 4. Kiểm tra màu dầu trợ lực trên khăn lau.

5. Thêm dầu trợ lực lái đến đúng mức đầy cần thiết

Nếu xe của bạn đã có thang chia trên bình chứa, bạn có thể thêm dầu cho đến khi bạn đạt mức đầy “nóng” hoặc “lạnh”, nếu bạn kiểm tra mức dầu bằng que thăm nhớt, thêm dầu từ từ để tránh đổ quá đầy bình chứa.

  • Hãy chắc chắn chỉ sử dụng một loại dầu trợ lực lái được khuyên dùng cho xe của bạn, bởi nó sẽ có độ nhớt (độ đặc) phù hợp với hệ thống trợ lực lái cho xe của bạn.
  • Nếu bạn không có sẵn dầu trợ lực lái và lại đang trong lúc cấp bách, bạn cũng có thể sử dụng dầu hộp số tự động để thay thế. Dầu hộp số tự động và dầu trợ lực lái tương tự nhau ngoại trừ về màu sắc: Dầu hộp số có màu đỏ hoặc hồng trong khi dầu trợ lực lái thường không có màu này.
  • Hãy cẩn thận không đổ “quá mức” dầu vào hệ thống trợ lực lái. Tốt hơn là nên đổ ít hơn là đổ quá đầy. Bởi dầu trợ lực lái nở ra khi nóng lên và sẽ tạo áp lực lớn lên các chi tiết của hệ thống và có thể gây ra các hư hỏng mất nhiều chi phí sửa chữa.

Hình 5. Châm thêm dầu trợ lực nếu cần thiết.

6. Đậy nắp bình chứa

Tùy thuộc vào nhà sản xuất, bạn có thể phải đẩy hoặc vặn nắp vào đúng vị trí. Hãy chắc chắn đóng chặt nắp trước khi bạn hạ nắp capô.

Hình 6. Đậy nắp bình chứa sau khi châm đủ dầu.

Trên đây là những phương pháp kiểm tra và thêm dầu trợ tay lái để bạn có thể làm theo ngay tại nhà mà không cần phải đưa xe tới gara. Nếu có thắc mắc gì xin hãy bình luận ở mục phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn