(News.oto-hui.com) – Góc đặt bánh xe là một phần không thể thiếu của xe ngày nay, các góc đặt bánh xe có rất nhiều công dụng và chức năng. Vậy những công dụng và chức năng đó là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về góc đặt bánh xe qua bài viết này nhé.
Trước tiên, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi “góc đặt bánh xe là gì?”
Để ổn định chuyển động, xe ô tô phải có tính năng chuyển động thẳng tốt và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua. Do đó, các bánh xe phải được lắp với một góc nhất định so với mặt đường và hệ thống treo cho từng mục đích cụ thể. Các góc này được gọi là góc đặt bánh xe.
Có những góc đặt nào?
Trên ô tô thông thường có 5 loại góc đặt bánh xe:
- Góc Camber
- Góc Kingpin
- Góc Caster
- Bán kính quay vòng
- Độ chụm
1. Góc đặt camber:
Đây là góc nghiêng của bánh xe khi nhìn từ phía trước của xe.Góc này được tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.
Phần bánh xe được nghiêng ra ngoài gọi là Camber Dương (+), phần bánh xe nghiêng vào trong gọi là Camber m (-).
Camber | Camber âm | Camber dương |
Chức năng | + Làm giảm lực quay vòng | + Làm giảm tải trọng thẳng đứng. + Giảm sự biến dạng các bộ phận treo và bạc lót. |
2. Góc đặt Kingpin:
Góc kingpin là đường thẳng nối khớp cầu trên và khớp cầu dưới, và tâm quay của bánh xe trước khi quay vô lăng.
- θ b: Góc Kingpin (Đây là góc nghiêng của trục lái).
- L: Độ lệch kingpin (Đây là khoảng cách đo được trên mặt đất từ đường tâm của lốp đến giao điểm của đường tâm trục lái và mặt đường).
Chức năng:
- Giảm lực đánh lái: bánh xe quay sang phải hoặc sang trái, với tâm quay là trục xoay đứng còn bán kính quay là khoảng lệch, nên độ lệch càng lớn thì mô-men cản quay càng lớn (do sức cản quay của lốp xe), vì vậy lực lái cũng tăng lên còn độ lệch giảm do góc kingpin sexlamf giảm lực đánh lái .
- Giảm lực phản hồi: Nếu khoảng lệch quá lớn, lực dẫn động (lực đẩy xe) hoặc lực hãm sẽ tạo ra mô-men quay quanh trục xoay đứng lớn, tỷ lệ thuận với khoảng lệch
- Tăng độ ổn định khi đi trên đường thẳng: Góc nghiêng của trục lái giúp cho bánh xe tự động quay trở về vị trí chạy đường thẳng, sau khi đã chạy vòng.
3. Góc đặt Caster:
Góc Caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc Caster Dương (+), còn trục nghiêng về phía trước được gọi là góc Caster m (-).
Góc caster có ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng caster thì ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe sau khi chạy trên đường vòng. Nếu các bánh xe có góc caster dương lớn thì ổn định trên đường thẳng tăng lên nhưng lại khó chạy trên đường vòng.
Độ ổn định chạy thẳng và hồi vị bánh xe:
– Độ ổn định trên đường thẳng nhờ có góc caster.
- Khi trục đứng quay để xe chạy vào đường vòng, nếu các bánh có góc caster thì lốp sẽ bị nghiêng đi so với mặt đường và tạo ra mô men kích, có xu hướng nâng thân xe lên.
- Mô men kích này đóng vai trò như một lực hồi vị bánh xe, có xu hướng đưa thân xe trở về vị trí nằm ngang và duy trì độ ổn định trên đường thẳng của xe.
– Hồi vị bánh xe nhờ có khoảng caster.
- Nếu bánh xe có góc caster thì giao điểm giữa đường tâm trục xoay đứng với mặt đường sẽ nằm phía trước tâm điểm tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường.
- Vì lốp xe được kéo về phía trước nên lực kéo này sẽ lấn át các lực có xu hướng làm cho bánh xe mất ổn định, giữ cho bánh xe chạy ổn định theo đường thẳng.
4. Bán kính quay vòng:
Đây là góc quay của một trong các bánh trước khi quay vô lăng.
Bánh xe trước bên trong và bên ngoài quay với một góc khác nhau sao cho chúng vẽ nên những vòng tròn có tâm trùng nhau, điều đó để đảm bảo tính năng quay vòng của xe ôtô.
5. Độ chụm:
Khi nhìn xe ôtô từ phía trên, cả hai bánh xe trước thường hướng vào trong. Trạng thái đó được gọi là “Độ chụm trong”, và nó giúp cho xe chạy thẳng. Nó được gọi là “Độ chụm ngoài”, khi bánh xe trước hướng ra ngoài.
Đây là góc đặt quan trọng nhằm giảm độ mài mòn của lốp trong quá trình vận hành trên đường. Đồng thời độ chụm cũng giúp chiếc xe duy trì trạng thái chuyển động ổn định.
Mỗi mẫu ô tô xuất xưởng đều được nhà sản xuất lắp ráp dựa trên một bộ thông số chuẩn về các góc đặt bánh xe. Nếu các góc này bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm của xe, độ mòn của lốp và khả năng vận hành của cả chiếc xe. Vì vậy việc hiểu và kiểm tra các góc đặt bánh xe là rất quan trọng.
Bài viết liên quan:
- Dấu hiệu nhận biết cảm biến góc lái hư hỏng
- Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến góc đặt bánh xe
- Mercedes ra mắt hệ thống lái hai trục (DAS) – Điều chỉnh độ chụm bánh xe khi đang chạy tốc độ cao
[…] =>>> Xem thêm: Tìm hiểu về góc đặt bánh xe […]