(News.oto-hui.com) – Hệ thống khí xả là một trong những hệ thống quan trọng nhất của xe và giúp bảo vệ môi trường , đây cũng là hệ thống giúp xe vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng để xe có thể được chạy trên đường.
1. Hệ thống khí xả là gì?
Hệ thống khí xả là hệ thống dẫn và xử lý khí thải nhằm bảo vệ môi trường ,giảm âm và giúp động cơ hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Hệ thống thoát khí thải trên xe ô tô thường có dạng ống dẫn tiết diện tròn, gồm nhiều đoạn, kết nối với nhau và được đặt ở gầm xe kéo dài từ động cơ đến đuôi xe, tạo đường dẫn cho khí thải động cơ thoát ra theo hướng nhất định và kiểm soát áp suất thải của động cơ. Có thể là dạng đơn ống hay nhiều ống dẫn, tùy thuộc vào thiết kế xe.
2. Cấu tạo hệ thống khí xả:
Trong kỳ xả của xilanh , khí xả được đẩy ra ngoài bằng cửa xả rồi được gom lại ở bộ gom khí xả , sau đó qua bộ xử lý khí xả để làm giảm lượng khí độc, cuối cùng là qua bộ giảm âm nhằm giảm tiếng ồn.
Ngoài ra còn có các cảm biến nhằm tính toán lưu lượng và thành phần khí xả , từ đó đưa thông tin về bộ ECU để điều chỉnh lượng khí nạp và các góc đánh lửa sớm sao cho động cơ sản sinh ra lượng công suất vừa đủ cho nhu cầu hoạt động của xe.
Có thể bạn sẽ thích: Bí ẩn vật liệu đắt nhất trên bộ trung hòa khí xả ôtô?
a. Cổ góp
Đây là bộ phận dẫn, gom khí thải (nếu là trên động cơ nhiều xi lanh), nhằm đưa toàn bộ khí thải về một đường ống duy nhất. Bộ phận này có thể bao gồm các ống dẫn riêng biệt, hoặc có ống thông với nhau nhằm đảm bảo áp suất trên các đường ống khác nhau đều có áp suất gần bằng nhau.
Trên xe phổ thông, các cổ góp thường là gang đúc, nhôm đúc hay thép ống không gỉ. Các loại này thường có hình thức không đẹp, hiệu năng thải không cao (do bề mặt trong không láng mịn, dẫn đến thất thoát động năng của khí thải) và khối lượng khá nặng.
b. Turbocharger (chỉ có với xe sử dụng tăng áp)
Đây là bộ phận quan trọng, sử dụng động năng của khí xả để làm quay các cánh quạt, giúp tăng áp suất khí sạch được nạp vào động cơ. Bộ phận này có thể có hoặc không tùy theo thiết kế của toàn bộ động cơ. Sau khi qua bộ phận này, động năng của khí thải bị giảm đi. Nhờ đó, công việc của bộ giảm âm được nhẹ nhàng hơn.
c. Bộ xử lý khí thải (Catalytic converter)
Đây là bộ phận chính và gần như là bắt buộc phải có trên các xe đời mới. Bộ phận này chứa đựng các chất xúc tác nhằm đưa các thành phần độc hại trong khí thải (như NOx, CO, PM, HC,…) tác dụng với vật liệu bên trong ( như vàng, bạch kim, Palladium,…) và chuyển hóa chúng thành những chất khác an toàn với môi trường hơn như nước, CO2,…
Tìm hiểu về bộ lọc hạt khí xả động cơ Diesel
d. Bộ giảm âm
Với công suất động cơ ngày càng tăng, dẫn đến áp suất khí thải luôn ở mức cao, việc buộc phải trang bị bộ giảm âm là bắt buộc khi tiếng ồn tạo ra từ khí thải khá lớn cũng như việc ban hành các quy định về tiếng ồn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Kết cấu chung của bộ phận giảm âm khá đơn giản, theo nguyên tắc, khí thải càng có vận tốc thấp thì càng ít gây ra nhiều tiếng ồn.
Chính vì thể, cấu tạo của bộ phận này thường là các ngăn zig zag nhằm buộc khí thải trải qua quãng đường dài hơn, tiêu tốn nhiều động năng hơn, từ đó khi thoát ra khỏi hệ thống xả, khí thải gần như không gây ra âm thanh rền rĩ nào.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cấu tạo của hệ thống khí xả trên ô tô.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu hệ thống làm mát động cơ ô tô
- Nguyên nhân và cách khắc phục khi ô tô xả khói đen
- Bắt bệnh xe hơi qua màu sắc khí xả động cơ
[…] Tìm hiểu về hệ thống khí xả ô tô […]
[…] Tìm hiểu cụ thể hệ thống khí xả ô tô tại đây. […]