Tiến Lợi - Tổng hợp

Tìm hiểu kết cấu vành bánh xe

(News.oto-hui.com) – Vành bánh xe hay còn gọi là la-zang hay mâm, có chức năng giữ cho lốp ở nguyên profin yêu cầu, cố định bánh xe với moay ơ đầu trục. Vành bánh xe là chi tiết chịu tải bới vậy các kích thước lắp ráp với các bề mặt định vị cầm chính xác, đảm bảo cho bánh xe quay đồng tâm và cân bằng.

*Bài viết mang tính chất học thuật.

1. Cấu tạo và kích thước vành bánh xe

Ngày nay, ô tô sử dụng các loại vành dạng đĩa, được chế tạo từ thép dập, hàn liên kết với nhau, hoặc chế tạo từ vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm), liên kết với nhau bằng bu lông định vị. Các phần của vành bánh xe gồm:

  • Lòng vành có tác dụng giữ chặt lốp xe trên vành. Lòng vành có tiết diện dạng sơ khai hình chữ U, ở dạng liền hay dạng rời. Lòng vành của ô tô con là dạng tấm liền có thể hàn với mâm vành, hay đúc liền với mâm vành (a) bằng hợp kim nhôm nhẹ. Trọng lượng của loại đúc liền nhẹ hơn loại hàn từ thép tấm đến 20 + 40%. Các rãnh sâu ở giữa lòng vành cho phép dễ dàng tháo lắp lốp
  • Mâm vành là phần chịu tải của vành bánh xe. Mâm vành có các bề mặt định vị đồng tâm với moay ơ, trục, đảm bảo cho bánh xe quay phẳng, đồng tâm và được giữ chặt trên moay ơ
(1) : Lòng vành       (2): Mâm vành
(1) : Lòng vành (2): Mâm vành

Lòng vành và mâm vành của ô tô tải và ô tô buýt có thể chế tạo liền hay rời (b) với lòng vành nhờ bu lông. Nhờ cấu trúc vành bánh xe rời, cho phép dễ dàng tháo lắp và thay thế lốp. Mâm vành có thể chế tạo từ thép tấm hay hợp kim nhôm đúc.

Các kích thước lắp ráp quan trọng của vành bánh xe:

  • Đường kính d xác định vị trí bắt bu lông bánh xe với moay ơ.
  • Đường kính d1: đo trên mặt trụ của vành bánh xe tại chỗ bắt tanh lốp.
  • Chiều rộng lòng vành b: chiều rộng giữa 2 mặt bên lắp với lốp xe.
  • Đường kính d2: đo tại bề mặt định vị của bánh xe nối với moay ơ.
  • t: chiều dày của đĩa vành bánh xe.
  • Khoảng cách e từ mặt phẳng tâm vành bánh xe tới mặt phẳng tựa bắt bu lông bánh xe.
(1): Lòng vành      (2): Mâm vành    (3): Mặt định vị phẳng      (4): Moay ơ bánh xe
(1): Lòng vành (2): Mâm vành (3): Mặt định vị phẳng (4): Moay ơ bánh xe

2. Cấu trúc lòng vành bánh xe:

Lòng vành bánh xe là chi tiết đảm bảo mối ghép lốp xe với vành. Yêu cầu của mối ghép đảm bảo giữ chặt lốp trong vành. Đặc biệt trên loại lốp không săm, kết cấu lòng vành còn tham gia vào việc bao kín không gian chứa khí nén.

Cấu tạo lòng vành bánh xe bao gồm:

  • Bề mặt tựa bên để giữ lốp nằm yên trong lòng vành cố định theo phương dọc trục, phần mép ngoài có hình dáng cong giúp việc tháo lắp dễ dàng.
  • Khi lốp chứa khí nén bề mặt chịu tải lớn do vậy phần liền kề với phần trụ có bán kính lớn và chiều cao hợp lý.
  • Bề mặt tựa hình trụ của lòng vành có tác dụng truyền lực vòng nhờ ma sát giữa vành và lốp xe, được bố trí nghiêng đến 5° ± 1° (theo tiêu chuẩn ECE R30).
Bề mặt ghép với lốp tạo ma sát truyền lực dọc
Bề mặt ghép với lốp tạo ma sát truyền lực dọc

Đối với ô tô con:

Cấu trúc lòng vành ô tô con
Cấu trúc lòng vành ô tô con

Hình trên là cấu tạo lòng vành của vành ô tô con với kết cấu theo tiêu chuẩn. Đối với loại lốp không săm, bề mặt tựa hình trụ của lòng vành có một số cấu trúc đặc biệt nhắm tránh được hiện tượng rò khí nén giữa vành và lốp (profin an toàn).

Profin an toàn
Profin an toàn

Đối với ô tô tải nhỏ:

Lòng vành của ô tô tải nhỏ phần lướn sử dụng dạng cấu trúc tiêu chuẩn và chia thành 2 loại: không đối xứng và đối xứng.

Loại không đối xứng được dùng phổ biến. Loại đối xứng trong kí hiệu có chữ “S”. Các loại này có chiều dày lòng vành, chiều cao mép vành lớn hơn so với ô tô con, do vậy chiều sâu rãnh lõm cũng lớn hơn để đảm bảo an toàn khi làm việc và dễ tháo lắp.

Đối với ô tô tải, ô tô chở người:

Vành của ô tô tải, ô tô buýt và các loại rơ mooc có các dạng cơ bản sau đây:

  • Lòng vành phăng ghép bởi hai phần.
  • Lòng vành làm nghiêng 5°.
  • Lòng vành rãnh lõm sâu ghép bởi hai phần.
  • Vành có lòng vành làm nghiêng 15°.

Các loại vảnh ghép bởi hai, ba, bốn phần (dùng cho lốp có săm và không săm) theo bề mặt tựa hình trụ hay vuông góc với bề mặt hình trụ tựa của vành. Các loại vành ghép này có thể được chia ra theo các miếng ghép (còn gọi là các miếng khóa vành) thể hiện trên hình dưới đây.

Phần cơ bản của vành giống nhau và chỉ khác nhau trong việc phân chia lòng vành thành các miếng với số lượng khác nhau. Các loại vành dùng cho lốp không săm ngày nay sử dụng kết cấu với góc nghiêng bề mặt trụ 15° và có rãnh lõm sâu.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác