THANH NAM (Lược dịch)

Những lưu ý khi phải kéo xe gặp sự cố

Xe bị chết máy, bị tai nạn và cần phải nhờ đến xe cứu hộ giao thông là điều không ai muốn. Tuy nhiên, bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để giúp công việc trở nên đơn giản hơn.

Đối với xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ, có hai kiểu cứu hộ phổ biến là kiểu kéo và kiểu chở. Mỗi loại cứu hộ sẽ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Điều quan trọng nhất là chủ xe (tài xế) cần nắm vững các thông số kỹ thuật về chiếc xe của mình và thông báo loại xe, kiểu dẫn động khi gọi đến trung tâm cứu hộ. Điều này sẽ giúp trung tâm cứu hộ phân loại xe và điều động đúng loại phương tiện cứu hộ phù hợp. Có 3 kiểu dẫn động chính là dẫn động cầu trước, cầu sau và 2 cầu (AWD hoặc 4WD).

Tùy vào kiểu dẫn động và loại xe, chúng ta sẽ có kiểu cứu hộ cụ thể như sau:

1. Xe dẫn động cầu trước.

Xe dẫn động cầu trước có thể dùng cả hai hình thức cứu hộ kéo hoặc chở nhưng đa phần trung tâm cứu hộ sẽ sử dụng biện pháp kéo. Khi sử dụng biện pháp kéo, xe cứu hộ sẽ nâng phần bánh trước lên trong khi phần bánh sau tiếp đất và được kéo theo sau.


Xe dẫn động cầu trước thì nâng phần bánh trước

2. Xe dẫn động cầu sau.

Xe sử dụng hệ thống dẫn động cầu sau cũng có thể sử dụng cả hình thức cứu hộ chở và kéo. Khi sử dụng biện pháp kéo, xe cứu hộ sẽ nâng phần bánh sau lên trong khi phần bánh trước tiếp đất và được kéo theo sau.


Dẫn động cầu sau cũng có thể dùng kiểu cứu hộ chở

3. Xe sử dụng hệ thống dẫn động bốn bánh.

Kiểu xe dẫn động bốn bánh nên sử dụng biện pháp cứu hộ chở để tránh ảnh hưởng đến hệ thống dẫn động. Trường hợp phải sử dụng biện pháp kéo, cần sử dụng con lăn cho hai bánh còn lại không tiếp xúc với mặt đường khi kéo xe.

Nếu sử dụng kiểu cứu hộ kéo thông thường, bánh xe quay sẽ tác động ngược lại lên bộ truyền động và hộp số trong khi động cơ không nổ, dầu bôi trơn không được cung cấp đầy đủ sẽ tăng ma sát và gây hư hại cho các chi tiết trong hộp số.


Sử dụng kiểu chở với xe 2 cầu

Như vậy, xe sử dụng hệ dẫn động cầu nào thì nâng phần bánh xe ở cầu đó, xe sử dụng hai cầu thì sử dụng kiểu chở hoặc nâng cả 4 bánh. Ngoài ra, tùy theo mức độ sự cố, nếu xe bị hư hỏng nặng không thể di chuyển được thì phải sử dụng kiểu cứu hộ kéo vì không thể đưa xe lên sàn chở. Trường hợp xe có thể di chuyển lên sàn, nên sử dụng kiểu cứu hộ chở để giảm bớt cản trở giao thông.

Cứu hộ xe là biện pháp cuối cùng khi xe không thể hoạt động và bạn không biết phải xử lý thế nào. Người lái cũng nên trang bị thêm những kiến thức xử lý tình huống, ví dụ như khi xe chết máy do hết bình, cháy cầu chì…để dẽ dàng xử lý mà không cần nhờ đến xe cứu hộ.

Nguồn: danhgiaxe

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn