Mua tín dụng CO2 – Cách đối phó của một số hãng ô tô khi không đủ tiêu chuẩn khí thải

(News.oto-hui.com) – Tín dụng CO2 là một loại tín dụng có thể mua bán được giữa các nhà máy, các hãng xe với nhau. Bắt nguồn từ việc nhà cung cấp tín dụng CO2 này đã vượt qua nhiều bài test kiểm định khí thải và dư thừa “mức CO2 cho phép”. Việc các hãng không đủ tiêu chuẩn khí thải mua các “suất” tín dụng CO2 này có thể giúp rất nhiều cho việc sản xuất, đăng kiểm xe ở một số quốc gia.

Hiệu ứng nhà kính

Tín dụng CO2 có liên hệ mật thiết với loại thuế Carbon. Nghiên cứu cho thấy thuế Carbon có hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Các nhà kinh tế học cho rằng: “Thuế Carbon sẽ là giải pháp vô cùng hiệu nghiệm, và hiệu quả nhất để kiềm chế sự biến đổi khí hậu, với những tác động ít ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế nhất”. Được biết:

  • Thuế carbon là một loại thuế đánh vào hàm lượng carbon của nhiên liệu (ngành vận tải, năng lượng) và tương tự như kinh doanh khí thải carbon – một hình thức định giá carbon.
  • Tính đến năm 2018, đã có ít nhất 27 quốc gia và địa phương đã thực hiện thuế này.

1. Tín dụng CO2 (Carbon Credit) là gì?

Tín dụng các-bon là giấy phép hoặc giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu nó, ví dụ như công ty, phát thải khí CO2 hoặc các loại khí nhà kính khác. Mỗi tín dụng giới hạn lượng phát thải đến một tấn CO2. Mục tiêu cuối cùng củatín dụng CO2 là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

  • Về bản chất nó chính là giấy phép do chính phủ hoặc cơ quan quản lí khác cấp, cho phép chủ sở hữu của nó đốt một lượng nhiên liệu hydrocacbon xác định trong một khoảng thời gian được quy định.
Giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển là mục tiêu cuối cùng của tín dụng Carbon
Mỗi tín dụng các-bon có giá trị tương đương với một tấn nhiên liệu hydrocacbon:
  • Các công ty hoặc quốc gia được phân bổ một lượng tín dụng nhất định và có thể giao dịch chúng để giúp cân bằng tổng lượng khí thải trên toàn thế giới. Liên Hợp Quốc lưu ý: “Vì CO2 là khí nhà kính chính nên mọi người gọi đơn giản là kinh doanh Carbon.”
1 tín dụng Carbon = 1 tấn CO2
Về Tín dụng Carbon:
  • Một thỏa thuận được đề ra năm 1997 trong Nghị định thư Kyoto cho biết các mục tiêu giảm phát thải nhằm ràng buộc cho các quốc gia đã kí kết, bắt đầu có hiệu lực vào năm 2005. Thời hạn cam kết việc giao dịch giữa các quốc gia này đến năm 2012 nhưng sau đó đã được sửa đổi và kéo dài hơn.
  • Theo thỏa thuận sửa đổi Doha và một Thỏa thuận ở Paris năm 2015, đã có hơn 170/193 quốc gia (thuộc Liên Hiệp Quốc) kí kết, đồng ý cho phép giao dịch tín dụng CO2 này.

2. Giao dịch tín dụng CO2:

Emission Trading Scheme – ETS là một phương thức giao dịch phát thải (giao dịch tín dụng CO2) nhằm tạo ra một thị trường carbon. Đây là một thị trường mà các nhà phát thải có thể mua, hoặc bán tín dụng phát thải.

  • Trong đó, tín dụng CO2 là giấy phép, hoặc giấy chứng nhận cho phép chủ sở hữu, phát thải CO2, hoặc các khí nhà kính khác.
  • Các mức phát thải khí nhà kính dao động từ 30-350 tấn carbon dioxide/năm.

Bên cạnh đó, còn có 2 loại phụ cấp: Một loại dành cho những nhà phát thải mới tham gia thị trường và một loại của chính phủ.

  • Các khoản phụ cấp dành cho những người mới tham gia có nhu cầu tăng trưởng được phân phối tự do,
  • Phụ cấp chính phủ thì cố định, ổn định và được mua bán theo thỏa thuận, hoặc đấu thầu.
Giải thích về việc giao dịch loại tín dụng khí thải:
  • Ví dụ, giả sử công ty A có giới hạn 10 tấn nhưng tạo ra 12 tấn khí thải. Công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn nhưng chỉ phát thải 8 tấn, dẫn đến dư thừa 2 tín dụng. Công ty A có thể mua các tín dụng bổ sung từ công ty B để tuân thủ các quy định về môi trường.
  • Nếu không mua đủ tín dụng CO2, Công ty A đó sẽ phải đối mặt với án phạt rất nặng. (Ví dụ: Hãng Volkswagen đã vi phạm gian lận khí thải trong việc sản xuất các xe. Qua đó hãng Volkswagen phải đối mặt với việc nộp phạt hơn 50 tỷ USD).
Việc Volkswagen gian lận khí thải, kéo theo rất nhiều hệ lụy cho các hãng con
Không phải bất cứ công ty/ hãng nào cũng chịu bán tín dụng CO2:
  • Với việc tăng tiền phạt vi phạm tiêu chuẩn khí thải, các cơ quan quản lí/chính phủ có thể làm cho việc mua bán tín dụng CO2 trở nên hấp dẫn hơn, và khan hiếm hơn rất nhiều.
  • Giảm số tín chỉ phát hành mỗi năm: Điều này đồng nghĩa với tín dụng CO2 ngày một có giá trị hơn trong thị trường mua bán phát thải và tạo ra động lực cho các công ty đầu tư vào công nghệ sạch khi nó trở nên rẻ hơn so với việc mua tín dụng CO2 hoặc phải chịu nộp tiền phạt rất nhiều.

3. Giao dịch tín dụng Carbon đối với các hãng xe ô tô:

Sau vụ Scandal đình đám kéo dài hơn 5 năm của Volkswagen, việc mua bán tín dụng khí thải ngày một trở nên đắt giá hơn. Việc bán tín dụng CO2 sẽ không vi phạm luật xe hơi, nhất là ở châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việccác đối thủ cạnh tranh đang gặp khó khăn có thể vực dậy, tạo ra sân chơi mới mẻ hơn.

  • Theo luật của EU, các nhà sản xuất ôtô ở châu Âu phải giảm lượng khí thải CO2 vào khoảng 95 g/km, nếu không phải đối mặt với mức tiền phạt rất lớn.
Volvo XC90 Plug-in Hybrid

Các điều luật mới cho phép các hãng bán xe điện và hybrid (không thải hoặc rất ít CO2) có thể tạo ra các khoản tín dụng CO2 (Carbon Credit) rồi bán suất đó cho các hãng không đáp ứng được tiêu chuẩn. Các hãng đang “thừa CO2” có thể dùng tín dụng của hãng bán để hạ mức CO2 của mình xuống mức đạt chuẩn.

  • Một trong số đó là hãng xe Volvo, đang có rất nhiều suất tín dụng CO2, và sẵn sàng bán chúng cho các hãng xe ô tô khác.
  • Bởi vì, 1/3 lượng xe bán của Volvo ở Châu Âu chủ yếu là xe Hybrid, cùng một số ít xe điện dưới tên Volvo và Polestar.
XC40 Recharge, xe điện đầu tiên của Volvo.
Việc mua lại các khoản tín dụng khí thải CO2 từ các đối thủ là một phương pháp an toàn để tránh bị phạt ở châu Âu:
  • Fiat Chrysler sẽ đạt các quy tắc của EU sau khi mua các khoản tín dụng từ Tesla.
  • Volkswagen sau khi vi phạm rất nhiều tiêu chuẩn khí thải, giờ đây đang phải thỏa thuận với MG. Volkswagen cho biết họ cũng đã đối mặt với sự chậm trễ trong lịch trình ra mắt dòng xe điện, đồng thời tận dụng nhu cầu mạnh mẽ của mẫu ZS sử dụng động cơ điện.

Được biết, một suất “trái phiếu xanh” có giá trị trên 500 triệu USD, với hãng Volvo là 585 triệu USD/tín dụng CO2.

Tổng hợp


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn