Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là gì?

Nhằm tối ưu thời gian và chi phí cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa một chiếc xe ô tô thì kỹ thuật chẩn đoán ô tô đã ra đời. Vậy kỹ thuật chẩn đoán ô tô là gì?

Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là gì?
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là gì?
Định nghĩa kỹ thuật chẩn đoán ô tô

Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là một loại hình tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác sử dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật hiện tại mà không cần phải tháo rời ôtô hay tổng thành máy của ô tô.

KTV phải quan tâm hiểu rõ đến hai thông số sau:

  • Thông số kết cấu là tập hợp các thông số kỹ thuật thể hiện đặc điểm kết cấu của cụm chi tiết hay chi tiết. Chất lượng các cụm, các chi tiết do các thông số kết cấu quyết định: Hình dáng, kích thước. Vị trí tương quan, Độ bóng bề mặt, Chất lượng lắp ghép…

  • Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu là các thông số biểu thị các quá trình lý hoá, phản ánh tình trạng kỹ thuật bên trong của đối tượng khảo sát. Các thông số này con người hay thiết bị có thể nhận biết được và chỉ xuất hiện khi đối tượng khảo sát hoạt động hay ngay sau khi vừa hoạt động.

Kỹ thuật chẩn đoán sẽ sử dụng Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu để đánh giá gián tiếp Thông số kết cấu từ đó khẳng định sự hỏng hóc và đi đến quyết định tháo ở đâu để thay và sửa chữa.

Ví dụ phân biệt thông số kết cấu và thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu
Ví dụ phân biệt thông số kết cấu và thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu
Công cụ của kỹ thuật chẩn đoán ô tô

Nhờ việc tin học hóa các bộ phận của ô tô, KTV có thêm công cụ hiện đại nữa là phần mềm chuyên dụng và máy chẩn đoán sẽ nhanh chóng và chính xác để chỉ ra các khu vực có vấn đề nhờ bộ xử lý, vi mạch và cảm biến tích hợp.

Máy chẩn đoán sẽ nhanh chóng và chính xác để chỉ ra các khu vực có vấn đề nhờ bộ xử lý, vi mạch và cảm biến tích hợp.
Máy chẩn đoán sẽ nhanh chóng và chính xác để chỉ ra các khu vực có vấn đề nhờ bộ xử lý, vi mạch và cảm biến tích hợp.

Tuy nhiên với bộ phận thuần cơ khí thì chúng sẽ bị hạn chế, nên KTV vẫn phải sử dụng các trang bị dụng cụ kỹ thuật cơ bản, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích và đánh giá tình trạng kỹ thuật.

Phần cơ khí vẫn phải dựa vào khả năng của người KTV
Phần cơ khí vẫn phải dựa vào khả năng của người KTV

Trên một dòng máy chẩn đoán, thiết bị chẩn đoán thông thường sẽ có những công dụng cơ bản sau:

– Đọc và xóa mã lỗi trên hệ thống điện, điện điều khiển ô tô.

– Khả năng phân tích dữ liệu động trên các chi tiết mà máy chẩn đoán đọc được.

– Khả năng kích hoạt, kiểm tra các chi tiết.

– Truy cập vào các hệ thống điện – điện tử: Động cơ, hộp số, ABS, túi khí,..

Đối với các dòng máy cao cấp hoặc đối với các thiết bị chẩn đoán chuyên hãng còn có thêm các tính năng như reset, cài đặt, lập trình các hộp ECU. chúng có thể truy cập vào mọi hệ thống điện, điện điều khiển trên xe để đọc được hết tất cả các thông số điều khiển trên xe.

Những lợi ích của việc chẩn đoán ô tô?

Trước khi xuất hiện các chẩn đoán xe hơi, việc xác định các vấn đề rất tốn thời gian và chi phí:

  • Giúp xác định chính xác và nhanh chóng khu vực gây ra các vấn đề, hỏng hóc mà không phải tốn công tháo từng bộ phận ra kiểm tra.
  • Tài xế xe hơi chỉ đưa xe của họ đến xưởng sửa chữa khi gặp sự cố hoặc trục trặc nghiêm trọng. Bây giờ, một số bộ phận của ô tô được vi tính hóa để có thể phát hiện các vấn đề trước khi chúng gây ra sự cố. Các đèn báo lỗi trên taplo sẽ sáng.
  • Các công cụ chẩn đoán cũng có thể kiểm tra hệ thống máy tính của ô tô để biết thông báo của nhà sản xuất và thông tin được lưu trữ về lịch sử của xe, cung cấp cho các kỹ thuật viên một bức tranh hoàn chỉnh để thực hiện sửa chữa tốt nhất có thể.
  • Kỹ thuật chẩn đoán ô tô cũng là một công cụ hữu ích khi bạn kiểm tra một chiếc xe đã qua sử dụng hay chưa trước khi bạn cam kết mua một chiếc xe mới từ các cửa hàng tư nhân.
Khi nào thì cần chẩn đoán ô tô?

Thông thường, chiếc xe ô tô sẽ cần chẩn đoán ô tô khi gặp phải 2 tình huống sau:

  • Nếu bạn nghe thấy có tiếng kêu khó chịu hoặc cảm thấy có gì đó khác thường (Ví dụ: máy yếu, xe có tiếng kêu khó chịu, rỏ rỉ dầu, đạp phanh không ăn…) thì bạn mang xe đến các xưởng để kiểm tra.
  • Có đèn báo lỗi sáng hiện trên bảng taplo xe.

Tuy nhiên nên kiểm tra chẩn đoán xe ô tô ít nhất mỗi năm một lần, điều này sẽ phát hiện ra những vấn đề nhỏ không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy (và điều đó cũng sẽ không kích hoạt đèn báo lỗi).

Trên đây là một số thông tin kiến thức về kỹ thuật chẩn đoán ô tô. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này trong bảo dưỡng sửa chữa ô tô.

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn