Tri.H - Theo VNExpress

Góc nhìn mới về bảo dưỡng ô tô sao cho bền

(News.oto-hui.com) – Góc nhìn mới về bảo dưỡng ô tô từ được chia sẻ từ một kỹ sư bảo dưỡng ô tô ở nước ngoài và một số lưu ý khi bảo dưỡng ô tô ở Việt Nam.

Cứ 5.000 km nhất định phải mang xe đi bảo dưỡng để đảm bảo vận hành an toàn và bền bỉ. Bài viết từ đọc giả giấu tên:

“Ô tô nhanh tã khi chưa đến 300.000 km là đã hạ thấp tiêu chuẩn xuống hết mức rồi (cho hợp với người Việt Nam ít dùng xe). Với người sống ở nước ngoài (đặc biệt là Đức), chả phải bạn đang dùng xe đúng như tôi nói sao, chưa đến 10 năm đã chạy gần 400.000 km. Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian này mà ai cuốc được ngần ấy km hơi bị hiếm. Tôi dám cá, nếu bạn ở Đức hay bất cứ nơi khác ở châu Âu, châu Mỹ, chạy xe phần lớn để đi làm. Còn ở Việt Nam, cuốc được ngần ấy km phải là xe kinh doanh thì may ra. Về bảo dưỡng, tôi là kỹ sư bảo trì bảo dưỡng nên có những nhận định sau.

Khác với trước đây, hư đâu sửa đó. Bây giờ, hư cái gì là thay chứ không sửa vì chế tạo phụ tùng thủ công đắt tiền hơn chế tạo hàng loạt. 

  • Chu kỳ bảo trì chung với mọi hãng xe là 5.000 km.

Đây cũng là số km mà dầu máy đã không còn đủ độ bôi trơn nữa. Do vậy, mọi xe hơi bất kể giá nào đều phải tuân thủ chu kỳ này, trừ phi bạn có loại dầu máy cao cấp hơn, thường chỉ những xe siêu đắt mới có. Xe siêu đắt thường có động cơ công suất lớn nên dầu máy không thể là loại thông thường được.

Về bảo hành động cơ 100.000 km, nhà sản xuất phải chắc chắn động cơ hoạt động tốt, ít nhất 300.000 km thì họ mới dám bảo hành 100.000 km.

Để làm điều này, họ đưa động cơ vào dàn dyno chạy thử không tải và có tải để kiểm tra. Sau khi kiểm tra 1.000 km, họ đo mức độ hao mòn của các chi tiết rồi nhân lên ra tuổi thọ của động cơ. Đừng nói là động cơ xe hơi, đèn quạt, đồ điện gia dụng, tất cả đều có tuổi thọ riêng (tính bằng giờ sử dụng). Người ta có thể triệu hồi xe vì đủ thứ lý do kỹ thuật nhưng triệu hồi xe vì lỗi động cơ là rất hiếm hoi vì lỗi động cơ liên quan trực tiếp đến uy tín của hãng (liên quan đến chất lượng chung của cái xe).

Về mặt phụ tùng, có năm loại.

Phụ tùng chính hãng ta gọi là phụ tùng trong hộp, có tem bảo hành. Thứ haiphụ tùng theo xe cũng là phụ tùng trong hộp nhưng tuổi thọ cao hơn gấp đôi phụ tùng trong hộp vì chúng được lắp ráp vào xe và cân chỉnh phù hợp cả cái xe còn mới nguyên. Trong khi đó, phụ tùng trong hộp thường được thay khi xe đã chạy một thời gian nhất định, các chi tiết khác đã có hao mòn nhất định, độ phù hợp giảm hẳn. Thứ baphụ tùng trôi nổi. Những phụ tùng này cũng do hãng chế tạo linh kiện phụ trợ làm ra nhưng linh kiện này có thể lắp vào nhãn xe bất kỳ, khác với phụ tùng chính hãng chỉ làm riêng cho nhãn xe đó. Thứ tư, là phụ tùng cũ đã qua sử dụng thường là đồ ăn cắp hoặc rã từ xe khác. Thứ năm, là phụ tùng chế. Nếu người ta không tìm được phụ tùng nào để thay thế thì họ sẽ đem phụ tùng xe khác có kích thước gần gần như vậy rồi “mài” cho nhỏ bớt đi để lắp vừa.

Ngoài ra, bên trong động cơ còn có phụ tùng thay thế cho các chuẩn code trục khuỷu 1234 gồm sơ mi xi-lanh, piston, bạc xéc măng, thanh truyền, bạc lót giữa thanh truyền và trục khủy, bạc đạn giữa trục khuỷu và vỏ máy, van hút/xả (xu-páp). Động cơ chưa từng tháo ra gọi là động cơ chuẩn code máy (standard). Chỉ có người nghèo mới xài con xe đến tận các code 1234. Người có tiền, thợ bảo phải sửa động cơ thì họ cũng sửa, sửa xong bán luôn cái xe, mua hẳn con xe mới (tôi cũng vậy). Thường thì nếu bảo trì định kỳ đúng 5.000 km không gián đoạn, ngoài 300.000 km mới phải sửa động cơ. Lúc này, mới cần các “chuyên gia” vào khen chê xe này xe nọ. Dưới 300.000 km mà tháo máy chắc tài xế phá xe lắm.

Tôi đã từng góp ý với những bạn nào muốn mua xe cũ mà không rành kỹ thuật. Đó là bạn chỉ cần đòi chủ xe xuất trình hồ sơ bảo trì. Khi đem xe đi bảo trì, garage của hãng sẽ xuất hóa đơn của lần bảo trì đó. Cứ 5.000 km có một cái hóa đơn, thiếu cái nào giảm luôn tiền mua xe 10 triệu đồng. Xe bị ngâm nước, các bộ phận cơ khí không hỏng nhưng các option điều khiển điện tử thì hỏng. Bạn chạy thử xe là phát hiện ra ngay. Nghi ngờ xe bị tai nạn được tân trang lại thì yêu cầu đem xe đến garage hãng nhờ thợ kiểm tra tổng quát sẽ ra hết bởi vì những cái được tân trang không phải là đồ của hãng.

Người biết giữ xe nhưng xài xe lâu năm, không có ý định bán lại (xài đến khi vứt rác) thường không bảo trì ở garage hãng mà bảo trì ở garage tự do vì rẻ hơn. Bảo trì và sửa chữa ở đây thuần túy theo yêu cầu, hư đâu sửa đó không cần chu kỳ định kỳ. Những người này đương nhiên phải biết kỹ thuật xe, có học qua trung cấp lái xe một năm rưỡi, chứ không phải loại người học và thi bằng lái cấp tốc vài tháng. Thay nhớt máy, thay lọc nhớt, lọc nhiên liệu, lọc gió, thay vỏ lốp… những thứ lặt vặt họ tự làm được, chỉ khi hư hao nặng cần tháo lắp phức tạp họ mới đem xe ra garage.

Cuối cùng, người ta làm ra chu kỳ bảo trì để áp dụng cho người không rành kỹ thuật xe, trong đó đa số là phụ nữ và những người hành nghề không liên quan đến kỹ thuật. Người nào cảm thấy mình giỏi hơn hãng thì tự sửa hay đem xe ra garage tự do, tùy. Thực tế, tuổi thọ linh kiện là hãng ước đoán dựa trên mức độ hao mòn khi kiểm tra 1.000 km đã nói ở trên chứ không chính xác. Những linh kiện này đến tuổi vẫn tiếp tục chạy được vài nghìn km nữa. Tuy nhiên, để khỏi mang xe vào garage lắt nhắt người ta thay luôn khi đến tuổi thọ trong một lần bảo trì. Không đem xe ra garage hãng thì hãng cũng không đảm bảo chất lượng kỹ thuật của xe.

Tự mình không hiểu kỹ thuật một cách có hệ thống (không được đào tạo bài bản qua trường lớp nào), xài xe theo ý riêng thì đừng có khen chê bậy. Con Mercedes cỡ D tuổi thọ của nó bét cũng phải 1,5 triệu km, vài trăm nghìn km không ăn thua gì. Hàng Đức đắt ở chỗ đó. Không riêng gì xe hơi, đồ gia dụng của Đức cũng đắt vào hạng nhất vì tư tưởng của người Đức là “mua một lần xài cả đời”, làm ra đồ chất lượng kém lại nhanh vứt rác rồi tái chế các kiểu, tốn hao chi phí xã hội.

Người Nhật không nghĩ như vậy. Họ làm ra cái xe có độ bền vừa phải cỡ một triệu km với xe hạng D như Lexus vì mẫu mã công nghệ thay đổi xoành xoạch. Xe bền hơn nữa mà mẫu mã công nghệ lạc hậu ai chịu mua (bạn không thể lắp option mới vào xe cũ).

Anh Hàn đi sau, công nghệ luyện kim kém xa Đức, Nhật nhưng công nghệ điện tử không hề thua kém vì là ngành công nghệ mới. Do vậy, xe của anh Hàn kém về độ bền nhưng option thì nhiều hơn hẳn. Chưa nói xe hơi, TV máy móc gia dụng nào của Hàn cũng vượt trội người ta về option mà giá cả rẻ hơn nhiều.”

Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác