(News.oto-hui.com) – OBD (On-Board Diagnostic) có thể hiểu đơn giản là hệ thống tự chẩn đoán lỗi trên xe. Thông qua sự liên kết với ECU, OBD có thể truy cập và đọc cũng như reset 1 mã lỗi. Trên các phương tiện ngày nay, ngày càng có nhiều các module máy tính on-board, mỗi module lại phụ trách mảng khác nhau trên xe. Bên cạnh đó, để truy cập và đọc được các thông tin chẩn đoán trên mỗi module, bạn phải sử dụng bộ kết nối chẩn đoán. Trên hầu hết các phương tiện, chỉ có bộ OBD-II mới có thể chẩn đoán được tất cả các hệ thống trên xe.
Bài viết liên quan:
Sự sắp xếp chân của cổng OBD II
Kể từ khi tiêu chuẩn OBD II được giới thiệu, sự sắp xếp các pin là đồng nhất trên tất cả các phương tiện. Sơ đồ 1 cho thấy 16 chân tiêu chuẩn có giắc cắm (2 hàng, mỗi hàng 8 chân) J1962.
Có 1 vài chân tiêu chuẩn và được yêu cầu bởi tất cả các nhà sản xuất trong khi những cái khác thì phụ thuộc và mục đích riêng của nhà sản xuất. Dãy truyền thông tin bus được sử dụng cho sự truyền dữ liệu, dãy ISO cung cấp sự chuyển đổi dữ liệu cho nhiều phương tiện, và các đầu dây dẫn riêng biệt có thể được dùng cho bất kỳ mục đích nào mà nhà sản xuất chọn.
Xem chi tiết về hệ thống OBD tại đây!
Bề mặt của cổng OBD II và sự sắp xếp các pin (Chân giắc)
Pin 1. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 2. Line Bus dương (+)
Pin 3. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 4. Chassis Ground
Pin 5. Signal Ground
Pin 6. CAN High
Pin 7. ISO K line
Pin 8. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 9. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 10. Bus (–) Negative Line
Pin 11. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 12. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 13. Sử dụng tùy theo mục đích của nhà sản xuất (Manufacturer Specific)
Pin 14. CAN Low
Pin 15. ISO L Line
Pin 16. Nguồn điện áp (Battery Voltage)
Vị trí của bộ chẩn đoán OBD
Thông thường, cổng OBD II được đặt ở khoang hành khách, bên phía người lái, gần với bánh lái hoặc bàn điều khiển trung tâm cần gạt để các kỹ sư có thể dễ dàng chẩn đoán từ cả bên trong lẫn ngoài xe. Không như OBD II được đặt tiêu chuẩn trong phạm vi 0,6m trong vùng bánh lái hoặc trong phạm vi thao tác của người điều lái, bộ OBD-I có thể được đặt ở chỗ khác, ví dụ như dưới nắp capo trong khoang động cơ, gần bộ tăng áp phanh.
Giải thích các mã lỗi trên OBD-II
Các mã lỗi được biết đến như các mã lỗi chẩn đoán (DCTs-Diagnostic Trouble Codes), được biểu diễn bằng 1 chữ cái và 4 số ở sau. Vì vậy, mỗi mã lỗi sẽ gồm 5 ký tự.
Dưới đây là các mã lỗi được sử dụng:
Ký tự đầu tiên:
Bxxxx: Body – Các hệ thống ở phần thân xe (Đèn, Túi Khí, Hệ thống kiểm soát thời tiết, …)
Cxxxx: Chassis – Các hệ thống khung gầm (ABS, Hệ thống treo và lái điện tử, …)
Pxxxx: Powertrain – Các hệ thống truyền lực (Động cơ, Hệ thống khí thải, Hộp số, …)
Uxxxx: Các hệ thống giao tiếp và tích hợp với phương tiện
Ký tự thứ 2:
x0xxx: Mã ISO/SAE được tiêu chuẩn hóa
x1xxx: Mã riêng của nhà sản xuất
x2xxx: Mã riêng của nhà sản xuất hoặc mã ISO/SAE
x3xxx: Mã riêng của nhà sản xuất hoặc mã ISO/SAE
Ký tự thứ 3:
xx0xx: Toàn bộ các hệ thống
xx1xx: Hệ thống bơm không khí phụ
xx2xx: Hệ thống nhiên liệu
xx3xx: Hệ thống đánh lửa
xx4xx: Hệ thống xả
xx5xx: Hệ thống điều khiển tốc độ không tải và kiểm soát hành trình
xx6xx: Tín hiệu đầu vào/ra từ bộ điều khiển
xx7xx: Hộp số
xx8xx: hộp số
xx9xx: Hộp số
Ký tự thứ 4 và 5:
xxxXX: Liên quan đến các bộ phận hiện tại mà ECU đã xác nhận xảy ra lỗi
Cách đọc mã lỗi trên OBD-II
Lấy mã P0302 làm ví dụ:
- Ký tự đầu tiên là 1 chữ cái cho biết hệ thống phụ chung đã tạo ra mã. Ở đây, (P) đại diện cho hệ thống truyền lực.
- Ký tự thứ 2 là 1 số 0 cho thấy đây là 1 mã ISO hoặc SAE.
- Ký tự số thứ 3 biểu thị hệ thống phụ bị ảnh hưởng. Ở đây, (3) đại diện cho hệ thống đánh lửa không hoạt động.
- 2 ký tự số cuối cùng cho biết số mã để xác nhận 1 lỗi cụ thể trong mạch hoặc linh kiện. Ở đây, (02) cho biết lỗi đánh lửa xảy ra ở xylanh số 2.