(News.oto-hui.com) – Hệ thống lái trợ lực điện EPS – Electric Power Steering có nhiệm vụ tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái, để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe. Do đó việc điều khiển tay lái sẽ trở nên nhẹ nhàng và tính cơ động của xe cao.
1. Tổng quan hệ thống lái trợ lực điện EPS:
- Cảm biến momen: Phát hiện sự xoay của thanh xoắn; Tính toán momen tác dụng lên thanh xoắn nhờ vào sự thay đổi điện áp đặt trên đó; Đưa tín hiệu điện áp đó về EPS ECU
- Mô-tơ điện DC: Tạo ra lực trợ lực tùy vào tín hiệu từ EPS ECU.
- EPS ECU: Vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái để tạo ra lực trợ lực căn cứ vào tín hiệu từ các cảm biến, tốc độ xe và tốc độ động cơ.
- ECU động cơ: Đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU
- Cụm đồng hồ bảng táp-lô: Đưa tín hiệu tốc độ xe đến EPS ECU.
- Đèn cảnh báo P/S (Trên bảng đồng hồ táp-lô): Bật đèn báo khi hệ thống có hư hỏng.
2. Cấu tạo của cảm biến mômen xoắn trong hệ thống lái trợ lực điện:
Hoạt động (đầu ra) của cảm biến momen xoắn: Khi vô lăng được đánh lái sang bên trái hoặc bên phải, phản lực của mặt đường sẽ vặn thanh xoắn và tạo nên sự thay đổi vị trí tương quan giữa rô to phát số 2 và rô to phát số 3. VT1 & VT2 có đặc tính giống nhau:
Khi cảm biến momen xoắn có sự cố thì giá trị VT1 sẽ khác VT2:
3. Cấu tạo của môtơ trợ lực lái và trục lái trong hệ thống lái trợ lực điện EPS:
Cơ cấu giảm tốc sẽ giảm vận tốc truyền động của mô tơ điện 1 chiều và truyền chuyển động tới trục thứ cấp.
4. Hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS:
- Điều khiển chính: Từ giá trị độ xoắn của thanh lái và vận tốc xe sẽ định mức dòng điện cấp tới mô tơ trợ lực lái.
- Điều khiển bù quán tình: Đảm bảo mô tơ trợ lực lái hoạt động khi người lái khởi hành và xoay vô lăng.
- Điều khiển trả lái: Điều khiển hỗ trợ lực hồi về của bánh xe sau khi người lái đánh hết vô lăng sang 1 bên.
- Điều khiển giảm rung: Điều khiển lượng trợ lực khi lái xe quay vô lăng ở tốc độ cao, do vậy sẽ giảm rung động các thay đổi trong độ lệch của thân xe.
- Điều khiển bảo vệ quá nhiệt: Dự tính nhiệt độ của mô tơ dựa trên cường độ dòng điện và điện áp vào. Nếu nhiệt độ của mô tơ và ECU trợ lực lái (ECU EPS) cao, nó sẽ giảm bớt cường độ dòng điện vào để tránh tình trạng mô tơ hoặc ECU bị quá nhiệt.
5. Chế độ dự phòng của hệ thống lái trợ lực điện EPS:
Khi phát hiện thấy sự cố, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ dự phòng.
a. Trường hợp không trợ lực:
- Hỏng cảm biến momen xoắn.
- Mô tơ bị quá dòng.
- Mô tơ bị ngắn mạch (bao gồm cả sự cố của hệ thống dẫn động).
- Hư hỏng ECU trợ lực lái.
b. Trường hợp hạn chế trợ lực:
- Mô tơ bị quá nhiệt.
- Nhiệt độ cao trong EPS ECU.
- Hư hỏng của cảm biến nhiệt độ bên trong EPS ECU.
- Sự cố tín hiệu vận tốc xe và tốc độ động cơ.
4. Trường hợp tạm dừng trợ lực:
- Sự cố nguồn điện. Trợ lực trở lại sau khi nguồn điện hoạt động bình thường.
Bài viết liên quan:
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
- So sánh trợ lực lái điện với thủy lực: Lựa chọn nào sẽ phù hợp?
- Tìm hiểu về hệ thống cân bằng điện tử ESP và hệ thống kiểm soát lực kéo TCS