Theo VNexpress

Các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam) có chính sách ưu đãi xe điện như thế nào?

(News.oto-hui.com) – Sau khi xe ô tô điện của VinFast xuất hiện gây tiếng vang lớn, có rất nhiều người thắc mắc việc đánh thuế cùng chính sách ưu đãi xe điện trong nước ta sẽ như thế nào? Trong khi đó, Thái Lan, Indonesia đã ban hành áp dụng từ lâu, cách đánh thuế theo lượng CO2 phát thải; còn Malaysia áp dụng mức thuế ưu đãi cố định 10%.

Trước guồng quay của xe xanh trên thế giới, yêu cầu về giảm khí thải CO2 và các vấn đề về chất lượng không khí tại các thành phố lớn trở nên cấp thiết. Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ thường áp dụng cách giảm trực tiếp cho khách mua xe. Trong khi đó một số nước Đông Nam Á áp dụng cách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Về lý thuyết, khi được ưu đãi thuế, chi phí sản xuất của hãng sẽ giảm, nhờ đó mức giá xe cũng được giảm theo. Tuy vậy, cách này sẽ không hấp dẫn đối với người tiêu dùng vì khách không cảm nhận được khoản ưu đãi một cách trực tiếp. Gần nhất là Indonesia áp dụng trong năm 2021 sau 5 năm đề xuất.

Ba loại xe điện hóa xếp theo tứ tự mức độ “sạch” từ thấp lên cao gồm gồm xe hybrid (HEV), plug-in hybrid (PHEV) và thuần điện (BEV). Ngoài ra mẫu xe chạy bằng nhiên liệu hydro cũng là một dạng nhiên liệu sạch nhưng chưa phổ biến (FCEV). Dưới đây là chính sách của một số nước trong khu vực cho dòng xe điện hóa.

Các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam) có chính sách ưu đãi xe điện như thế nào?
Các nước Đông Nam Á (trừ Việt Nam) có chính sách ưu đãi xe điện như thế nào?

Thái Lan

Thái Lan có ngành sản xuất, lắp ráp ôtô lớn nhất khu vực, với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất. Xe điện hóa đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2009, là các dòng hybrid. Theo thống kê của Bloomberg, trong năm 2020 tỉ lệ xe điện hóa chiếm 12% số lượng xe mới bán ra tại Thái Lan, tương đương 35.000 xe, trong khi con số này tại Việt Nam đạt chưa đến 1%, tức hơn 1.000 xe.

Năm 1992-2004, Thái Lan áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô dựa trên dung tích động cơ (giống Việt Nam hiện nay). Từ sau 2004, công thức thay đổi, chuyển từ dung tích sang lượng nhiên liệu tiêu thụ. Từ 2016, Thái Lan lại thay đổi và áp dụng thuế dựa vào mức phát thải CO2.

Bảng quy định mức thuế tiêu thụ đặc biệt dựa vào mức phát thải CO2:

Nếu so với một mẫu xe dùng động cơ đốt trong (ICE – Internal Combustion Engine) tốn nhiều liệu nhất, mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe thuần điện (8%), chỉ bằng khoảng một phần tư. Vậy giả sử hai xe có giá thành sản xuất đều là 30.000 USD, xe ICE phải đóng thuế TTĐB cao nhất (35%) là 10.500 USD, còn xe điện chỉ (8%) là 2.400 USD. Cộng phần thuế này vào giá bán, xe điện đã rẻ hơn khoảng 8.000 USD, chưa kể các mức thuế, phí khác.

Sau năm đầu tiên triển khai (2016), doanh số chỉ đạt 9.919 xe tương đương 0,1% dung lượng thị trường, sang năm 2017 con số này tăng lên 14.121 xe, tức 0,4% thị phần. Năm 2020 đã là 12%.

Indonesia

Từ năm 2016, Indonesia bắt đầu xây dựng bộ dự thảo thuế căn cứ theo mức phát thải CO2. Dự thảo này mất 5 năm để đi vào triển khai thực tế đầu năm 2021 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện khi có nhiều điểm chưa đồng nhất trong mức thuế suất của xe PHEV, BEV, FCEV.

Indonesia áp dụng mức thuế chỉ 0-5% cho xe từ PHEV trở lên tính theo mức độ “sạch”, thấp hơn khá nhiều mức 8% của xe BEV tại Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia coi các dòng xe này là như nhau, chứ không ưu đãi riêng xe thuần điện như Thái Lan.

Cơ quan hữu trách của nước này cũng tính toán, xe HEV chỉ phát thải tối đa CO2 là 150-200 g/km, trong khi xe ICE tối thiểu là 150 g/km.

Malaysia

Malaysia áp mức cố định 10% thuế TTĐB cho toàn bộ các dòng xe điện hóa. Đây cũng là mức hỗ trợ tốt tại đất nước này khi xe xăng và dầu bị áp mức 60-105%. Việc áp dụng các mức cố định thay vì căn cứ theo mức phát thải CO2 giúp nước này giảm chi phí kiểm định và tránh phức tạp trong khâu quản lý.

Singapore

Singapore là nước khá “ngược đời” so với những nơi còn lại trong khu vực. Từ cuối 2018, xe điện hóa được đánh thuế bằng xe xăng, dầu – và đây đã được coi là một ưu đãi. Bởi lẽ, trước đây nước này coi dòng xe điện hóa là sản phẩm vận tải giá trị cao và đánh thuế cao hơn cả xe xăng, dầu. Giá xe điện hóa ở Singapore rất cao, ví như chiếc Pirus được bán ở mức hơn 100.000 USD.

Năm 2019, tức hơn một năm áp dụng thuế suất ưu đãi, xe điện hóa đạt 8,2% thị phần với 32.583 xe bán ra.

Hiện nay, nước này cũng đang xem xét lại việc hỗ trợ thuế cho các dòng xe điện hóa như là một xu thế chung và giúp cải thiện chất lượng môi trường.

Việt Nam và nhiều nước còn lại trong khu vực chưa có một chính sách cụ thể nào cho dòng xe điện hóa. Trong tương lai, khi các hãng xe đang tích cực triển khai các mẫu xe điện hóa, các chuyên gia trong ngành dự báo một chính sách hỗ trợ sẽ là điều có thể xảy ra.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn