(News.oto-hui.com) – Cùng với sự phát triển của xe điện thì hiện nay các hãng xe trung thành với động cơ đốt trong vẫn đang tìm mọi cách để có thể níu kéo sự sống cho những khối động cơ đốt trong. Twin Dosing là một trong số những công nghệ đó. Hiện nay, Twin Dosing là một quy trình mà Volkswagen đang sử dụng để giảm thiểu các oxit nito trong khí thải động cơ diesel trên các xe thuộc tập đoàn, trong đó có Audi A3 Sportback.
Trong động cơ Disel, bộ chuyển đổi xúc tác và bộ lọc hạt diesel là thành phần chính của quá trình làm sạch khí thải.
Đối với động cơ Diesel có công nghệ Twin Dosing, động cơ được trang bị 3 bộ chuyển đổi xúc tác bao gồm: bộ chuyển đổi xúc tác oxi hóa được lắp ngay sau cổ góp xả động cơ, tiếp theo là bộ lọc hạt diesel kết hợp với bộ chuyển đổi xúc tác SCR thứ nhất; cuối cùng là bộ chuyển đổi xúc tác SCR thứ 2 được lắp dưới gầm xe.
Khoảng cách giữa bộ chuyển đổi xúc tác SCR thứ 2 và khoảng cách tới động cơ là tương đối lớn, nên nhiệt độ khí thải tại đó có thể nhỏ hơn 100 độ C. Chính vì thế mà một trong hai bộ chuyển đổi xúc tác này luôn hoạt động tốt trong phạm vi nhiệt độ tối ưu tùy thuộc vào chế độ vận hành của xe giúp xử lý khí thải hiệu quả hơn.
Đối với công nghệ Adblue, Amoniac có tác dụng giảm các oxit nitơ được tạo ra trong động cơ diesel. Cụ thể, Amoniac sẽ được phun trực tiếp vào dưới dạng chất khử thông qua mô-đun định lượng vào khí thải ngược dòng của bộ chuyển đổi xúc tác SCR. Sau khi dung dịch bay hơi, chất khử được tách ra, kết hợp với hơi nước để tạo thành amoniac.
Đối với bộ chuyển đổi xúc tác SCR, amoniac (NH3) sau đó phản ứng trên một lớp phủ đặc biệt với các oxit nitơ (NOx) tạo thành nước và nitơ vô hại (N2) – thành phần chính của không khí chúng ta hít thở.
Twin Dosing đặc biệt hơn so với công nghệ Adblue ở chỗ có hiệu quả ở hầu hết mọi nhiệt độ nhờ hai bộ chuyển đổi xúc tác SCR. Bộ chuyển đổi xúc tác SCR đầu tiên gần động cơ có thể nóng lên nhanh và bắt đầu hoạt động một cách nhanh nhất có thể khi động cơ khởi động và nó đạt hiệu suất cao nhất khi xe chuyển động và hoạt động ở mức tải thấp – ví dụ như đi trong đường đô thị; trong khi bộ chuyển đổi xúc tác SCR thứ 2 ở dưới gầm xe tự động hoạt động khi chiếc xe hoạt động ở mức tải cao – ví dụ như trên đường cao tốc hoặc khi kéo rơ moóc.
Bài viết liên quan:
- BlueTEC – Công nghệ Diesel sạch của Mercedes-Benz
- Hệ thống nhiên liệu Common Rail Diesel
- Vai trò và các kiểu hình thành hòa khí trong động cơ diesel?
- Dung dịch AdBlue – Giải pháp hữu hiệu để xử lý khí thải
- Tiêu chuẩn khí thải khiến kích thước động cơ ô tô to hơn trong tương lai