(News.oto-hui.com) – Cơ cấu công nghiệp đang thay đổi từng ngày, liệu xe Nhật còn có thể tồn tại hay không? Có phải hay không ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản trên bờ vực sụp đổ?
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô vốn là “trụ cột nền kinh tế Nhật Bản” đã ngày càng bị xói mòn bởi cạnh tranh gây gắt với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc đông thời quá trình số hóa nhanh chóng cũng như phân công lao động trong chuỗi cung ứng không đạt được kết quả như mong đợi. Cơ cấu công nghiệp đang thay đổi từng ngày, liệu xe Nhật còn có thể tồn tại hay không?
Cấu trúc ngành công nghiệp không còn vững chắc
Nói một cách khái quát, xe điện gồm ba phần cốt lõi. Bên cạnh động cơ điện và pin lithium-ion, thiết bị điện tử công suất hoặc bộ chuyển đổi DC-DC và bộ biến tần chuyển đổi hệ thống điều khiển điện áp là những công nghệ quan trọng làm nên một chiếc xe. Trên thực tế, nhiều công nghệ trong số này là lĩnh vực Nhật Bản chiếm ưu thế.
Ví dụ như công nghệ điện tử công suất mà Nidec, một công ty lĩnh vực động cơ điện đã được áp dụng trên hầu hết các thiết bị gia dụng như điều hòa và máy giặt. Panasonic, Toshiba và Sony đều đã tham gia vào quá trình phát triển pin lithium-ion. Nói cách khác, Nhật Bản vẫn có tiềm năng lớn về công nghệ riêng lẻ.
Tuy nhiên, cấu trúc công nghiệp tích hợp theo cấp bậc và theo chiều dọc của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản không còn vững chắc. Một trong những nguyên nhân khiến ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Nhật Bản phải trải qua quá trình tái tổ chức là do hoạt động sản xuất đã chuyển từ “tích hợp dọc” sang “phân khúc theo chiều ngang”. Tích hợp dọc đề cập đến một hình thức công nghiệp trong đó tất cả các quy trình từ phát triển sản phẩm đến sản xuất và bán hàng đều được hoàn thành bởi một công ty hoặc một nhóm công ty.
Ngược lại, phân công lao động theo chiều ngang đề cập đến mô hình kinh doanh trong đó một công ty phát triển và thiết kế các thành phần cốt lõi của sản phẩm nhưng sử dụng phần còn lại của quá trình sản xuất và bán hàng.
Hiện tại, Apple cung cấp dịch vụ sản xuất iPhone cho các nhà sản xuất trên khắp thế giới. Công ty không chỉ tập trung vào việc phát triển và thiết kế các sản phẩm mới mà còn mở rộng các dịch vụ liên quan dành cho iPhone. Đây là một ví dụ điển hình của sự phân công lao động theo chiều ngang. Xu hướng này đã dẫn đến sự suy giảm ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng chính của Nhật Bản trong bối cảnh vẫn áp dụng mô hình tích hợp theo chiều dọc.
Tesla – Kẻ phá bĩnh
Làn sóng phân công lao động theo chiều ngang bắt đầu trong ngành điện tử tiêu dùng và đang dần thay đổi ngành công nghiệp ô tô. Xe điện được chia thành các thành phần cốt lõi, chẳng hạn như động cơ, điện tử công suất, pin lithium-ion và bánh răng. Mỗi thành phần được đặt hàng từ một công ty khác nhau.
Tesla là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp ô tô đưa sự phân công lao động theo chiều ngang này đi đúng hướng. Hiện giá trị thị trường của Tesla đã dễ dàng vượt qua các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới như Volkswagen và Toyota. Tính đến tháng 3 năm 2021, giá trị thị trường của Tesla là 570 tỷ USD USD. Khi Tesla được thành lập vào năm 2003, hệ thống xe điện cốt lõi của hãng đã được ủy quyền bởi công ty xe điện AC Propulsion của Mỹ.
Tesla sử dụng khung gầm Elise do Công ty Lotus của Anh cung cấp cho chiếc Roadster và lắp ráp từng chiếc một với động cơ điện và các thành phần khác được mua từ khắp nơi trên thế giới. Hiển như sự xuất hiện của Tesla đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản đã khó càng thêm khó.
TL
Bài viết liên quan:
- Ngành công nghiệp xe hơi của Hàn Quốc tiếp tục giảm sản lượng nội địa
- Cuộc chiến sinh tử trên thị trường ô tô Hàn Quốc
- Xe hơi tại Nhật Bản sẽ thiết kế theo tiêu chuẩn mới, đảm bảo an toàn cho người cao tuổi