Nền tảng xe ô tô (Car Platform) là gì?

(News.oto-hui.com) – Chia sẻ nền tảng xe là chiến lược đã diễn ra trong nhiều thập kỷ trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Vậy nền tảng xe ô tô (Car Platform) là gì?

Bài viết liên quan:

Hai dòng xe cùng Platform
Hai dòng xe cùng Platform
Nền tảng xe ô tô (Car Platform) đã xuất hiện từ lâu.

Trong nhiều thập kỷ, việc các nhà sản xuất ô tô sử dụng chung nền tảng xe đã trở nên phổ biến. Từ năm 1960 đã chứng kiến Chevrolet Chevelle, Pontiac LeMans, Buick Special và Oldsmobile Cutlass đều sử dụng cùng một nền tảng và đến ngày hôm nay thực tế đang vô cùng phổ biến và nó sẽ là xu thế cho cả tương lai của ngành sản xuất ô tô.

Vậy Nền tảng xe ô tô (Car Platform) thực chất là gì ?
Nền tảng xe ô tô (Car Platform)
Nền tảng xe ô tô (Car Platform)

    Car Platform – Nền tảng xe là thiết kế chung của gầm xe, hệ thống truyền động, hệ thống treo và trục khung xe. Cũng có thể hiểu là chiều dài cơ sở của xe, vị trí của động cơ và các thành phần hệ truyền động khác, cơ cấu lái và trợ lực lái. Chúng được sử dụng trên nhiều dòng xe hoặc thương hiệu khác nhau như Chevy Tahoe và Cadillac Escable, RollsRoyce Ghost và BMW 7 Series,  Mercede GLA và  Infiniti QX30,…

Nền tảng xe ô tô (Car Platform) mở ra sự đa dạng cho các hãng.

     Với lịch sử phát triển xe thể thao lâu đời, tuy nhiên Lamborghini chưa từng sản xuất xe SUV, vậy làm thế nào để chiếc Urus hiện tại ra đời. Bấy giờ họ đứng trước 2 lựa chọn rõ ràng:

Một là, tự phát triển Platform riêng cho Urus, chấp nhận bỏ ra hàng năm trời để nghiên cứu, phát triển… khiến giá xe sẽ đội lên vài trăm nghìn USD cho những chi phí này, đi kèm với đó là vấn đề số lượng xe bán được cũng trở thành thách thức. Để làm một Platform mới, nó sẽ phải vượt qua những thử thách như các nguy cơ hỏng hóc, triệu hồi hay độ cứng xe theo chuẩn NCAP. 

Lamborghini Urus và Porsche Cayenne cùng Platform
Lamborghini Urus và Porsche Cayenne cùng Platform

Hai là, lựa chọn Platform của một dòng xe đáp ứng đủ các điều kiện, từ đó sẽ phát triển các bộ phận khác mang chất riêng của Lambor. 

Cuối cùng họ chọn mua lại Flatform bởi họ hiểu rằng việc tự phát triển Platform riêng chưa chắc tốt hơn các hãng xe khác đã có nhiều kinh nghiệm. Vậy Platform nào sẽ đáp ứng được cho một chiếc SUV chưa từng có tiền lệ của Lambor. Sẽ thế nào nếu lựa chọn Platform của CRV hay Tucson để làm nên Urus. Điều này là hoàn toàn không thể, để tạo nên một chiếc SUV nhanh và mạnh mẽ Lambor đã lựa chọn Platform của Porsche Cayenne.

Car Platform cũng có level

   Sử dụng nền tảng chung cho nhiều dòng xe là xu thế, tuy nhiên không thể là chung cho tất cả. Bởi tùy theo từng đẳng cấp của mỗi dòng xe, đơn cử Audi Q7 có cấu tạo khung gầm, hệ thống treo với hàng chục chi tiết phức tạp, có giá thành cao hơn rất nhiều hệ thống treo đơn giản được sử dụng trên những dòng xe phổ thông như Innova hay Rush. Và việc mục đích sử dụng xe của người dùng cũng ảnh hưởng đến nhiều đến tính chất của Platform, một người mua xe với mục đích kinh doanh vận tải thì đâu quan tâm nhiều đến hiệu năng xe, nhu cầu về trang bị vật liệu cao cấp, cấu tạo hấp thụ xung lực, cảm giác lái thể thao hay việc có thể đạt đến tốc độ cao, họ chủ yếu quan tâm tới mỹ quan và độ bền xe. Bởi vậy, các hãng xe phổ thông tự phát triển nên một hệ nền tảng đơn giản dựa trên tiêu chí bền, khách hàng dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, có những Platform khác chỉ đi kèm với sự thể thao,…

Car Platform – Hiệu quả, xu thế và giới hạn

  Một nhà sản xuất ô tô dành phần lớn nguồn lực cho việc phát triển Platform và việc này khá tốn kém, đòi hỏi phải đạt ngưỡng doanh số tối thiểu. Đấy là chưa tính đến nhiều thách thức của từng thị trường, ví dụ như trường hợp của Tesla Model 3, với màn hình lớn trên táp-lô tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của Mỹ, nhưng theo một số quy tắc của Châu Âu nói rằng nó không thể lớn như thế được và điều này buộc Tesla phải trang bị lại nội thất để nó được bán ở một số quốc gia nhất định. 

  Việc sử dụng cùng một nền tảng sẽ phần nào giải quyết được những vấn đề tương tự như trên và nhiều phương diện khác. Vậy một nhà sản xuất sử dụng cùng một nền tảng có thể bán nhiều mẫu xe khác nhau, điều đó sẽ tạo ra lợi nhuận dễ dàng hơn. Đi kèm với đó là khi cùng một nền tảng được chia sẻ giữa các dòng xe sẽ giúp quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn bởi chi phí có ít sự khác biệt giữa các dòng xe, tìm nguồn cung ứng các bộ phận cũng thuận tiện hơn. Các nhà sản xuất có thể cắt giảm chi phí cho nghiên cứu và phát triển bằng cách phân bổ chi phí R & D trên một số dòng sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm với chi phí thấp hơn đến từ nhà sản xuất, nhờ vậy quy mô kinh tế được tăng lên, cũng như tăng lợi tức đầu tư. Vì vậy việc mua bán Platform trở nên phổ biến là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đơn cử là thông tin 7-8 tỷ USD là khoảng tiền ước tính tiết kiệm được khi Mercedes và BMW chung tay xây dựng một Platform cho xe điện trong tương lai, hay năm nay những chiếc xe pickup phát triển trên cùng một Platform là Triton 2020 và Navara 2021 cũng được Nissan và Mitsubishi cho ra mắt. Hiện tại và tương lai cho thấy Platform sẽ còn được chia sẻ ngày một rộng rãi, và các nhà sản xuất sẽ tiếp tục đẩy các giới hạn của nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc cố gắng kéo dài một nền tảng quá nhiều khiến chi phí cải tiến nó có thể sẽ tốn kém hơn so với việc tạo ra một nền tảng khác.

Hy vọng bài viết đã giúp độc giả tăng thêm vốn hiểu biết về nền tảng xe ô tô.

Hoàng Bảo

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn