Ưu nhược điểm của các loại van hằng nhiệt trên ô tô?

(News.oto-hui.com) – Hệ thống làm mát luôn là hệ thống quan trọng, gắn liền với ô tô từ khi chiếc ô tô đầu tiên ra đời. Trong hệ thống này, van hằng nhiệt là một chi tiết nhỏ bé nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ vận hành cho xe.

1. Vì sao phải làm mát động cơ?

Động cơ đốt trong là một bộ phận phức tạp của ô tô. Nó là tổng hợp hài hòa của hàng ngàn chi tiết cơ khí với nhau. Vì vậy với nhiệt độ làm việc của buồng đốt lên tới hàng nghìn độ C, nếu không được làm mát, các chi tiết giãn nở không đều sẽ dẫn tới bó kẹt các chi tiết. Việc bó kẹt sẽ dẫn tới phá hỏng nặng nề kết cấu động cơ, thiệt hại lúc này sẽ là rất lớn.

Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát

Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống làm mát là giữ cho các chi tiết hoạt động ở nhiệt độ thích hợp nhất, tránh việc quá tải nhiệt động cơ.

Ngoài ra, hệ thống làm mát còn có nhiệm vụ giúp động cơ dễ khởi động hơn. Khi mới khởi động hoặc trong thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp khiến xăng khó hoà trộn tơi và đều với không khí làm giảm hiệu suất động cơ, còn với động cơ diesel vốn cháy nhờ nhiệt độ và áp suất cao nên sẽ khởi động chậm hơn khi nhiệt độ thấp. Hệ thống làm mát giúp tăng nhiệt độ động cơ khi mới khởi động, giúp xe khởi động nhanh hơn và hiệu suất chuyển hoá năng lượng cao hơn. Để có được công dụng này, van hằng nhiệt là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống.

2. Van hằng nhiệt kiểu hộp xếp:

Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt kiểu hộp xếp khá đơn giản, khi nhiệt độ nước làm mát còn thấp, van hằng nhiệt ở vị trí ban đầu (van chuyển dòng mở) qua đó cho nước làm mát quay trở về bơm mà không cần qua két làm mát (mũi tên màu xanh).

(1): Hộp xếp   (2): Đường nước làm mát về bơm   (3): Van chuyển dòng   (4): Van chính   
(5): Đường nước làm mát vào két làm mát   (6): Đường nước làm mát vào van   
(7): Thân van hằng nhiệt
(1): Hộp xếp (2): Đường nước làm mát về bơm (3): Van chuyển dòng (4): Van chính
(5): Đường nước làm mát vào két làm mát (6): Đường nước làm mát vào van
(7): Thân van hằng nhiệt

Khi nước làm mát ở nhiệt độ cao, cồn trong hộp xếp sẽ bay hơi làm tăng chiều cao hộp xếp, qua đó đẩy khóa van chính lên và mở van chính đồng thời đóng va chuyển dòng. Khi này nước làm mát sẽ đi qua van chính, qua két làm mát và được làm mát về nhiệt độ thích hợp.

Khi tắt động cơ, nhiệt độ hạ xuống, cồn trong hộp xếp ngưng tụ và trở về trạng thái ban đầu tức đóng van chính, mở van chuyển dòng.

Ưu điểm của loại van hằng nhiệt này là kết cấu đơn giản, có thể dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế.

Nhược điểm của van hằng nhiệt kiểu hộp xếp là không triệt để, khi độ mở của van chuyển dòng và van chính phụ thuộc vào độ bay hơi của cồn trong hộp xếp. Vì vậy loại van này không còn được sử dụng trên ô tô hiện nay.

3. Van hằng nhiệt có van chuyển dòng:

Sáp 3 thể giãn nở, co lại nên đóng vai trò trung gian trong việc đóng mở các van. Khi xe mới khởi động, nhiệt độ nước làm mát chưa cao, sáp không nở ra, van chuyển dòng lúc này mở và nước làm mát đi tắt không qua két làm mát mà vào làm mát động cơ.

(1): Van chính   (2): Vít xả khí   (3): Sáp   (4): Van chuyển dòng    (5): Xylanh
(1): Van chính (2): Vít xả khí (3): Sáp (4): Van chuyển dòng (5): Xylanh

Khi nước làm mát tăng nhiệt độ dần, sáp cũng dần nở ra, mở dần van chính và đóng dần van chuyển dòng. Khi này nước làm mát đi qua cả van chính và van chuyển dòng, một phần đi vào làm mát động cơ và một phần đi qua két làm mát.

Khi nhiệt độ nước làm mát lớn hơn hoặc bằng 90 độ C, sáp nở hết cỡ qua đó đóng van chuyển dòng, mở van chính. Nước làm mát lúc này hoàn toàn đi qua van chính và vào két làm mát.

Van chuyển dòng đóng, van chính mở
Van chuyển dòng đóng, van chính mở

Ưu điểm của van an toàn có van chuyển dòng là nhỏ gọn, hiệu quả trong việc chia dòng nước làm mát theo nhiệt độ (3 cấp chia). Hơn nữa còn có thể tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến khác.

Nhược điểm là phải thay mới khi van hỏng, không sửa chữa được.

4. Van hằng nhiệt không có van chuyển dòng:

Kết cấu của loại van hằng nhiệt này cũng khá giống với van hằng nhiệt có van chuyển dòng khi sáp cũng là trung gian trong quá trình đóng mở van.

(1): Van chính   (2): Vít xả khí   (3): Sáp   (5): Xylanh
(1): Van chính (2): Vít xả khí (3): Sáp (5): Xylanh

Van luôn mở đường nước về bơm để trở lại động cơ làm mát (không có van chuyển dòng để đóng đường nước làm mát trở lại động cơ). Khi nhiệt độ nước làm mát tăng cao, phần sáp trong van nở ra, mở van chính, cho nước làm mát nhiệt độ cao đi qua để đến két làm mát. Đồng thời một phần nước làm mát vẫn đi theo đường nước về bơm để trở lại động cơ.

Van chính mở nhưng vẫn có dòng nước làm mát về động cơ
Van chính mở nhưng vẫn có dòng nước làm mát về động cơ

Ưu điểm của loại van hằng nhiệt này là nhỏ gọn, kết cấu đơn giản.

Nhược điểm của nó là không có van chuyển dòng nên không thể ngăn đường nước làm mát có nhiệt độ cao trở về động cơ. Khi này hiệu quả làm mát sẽ bị giảm.

5. Có nên tháo bỏ van hằng nhiệt không?

Câu trả lời là hoàn toàn không nên. Van hằng nhiệt là chi tiết quan trọng trong hệ thống làm mát. Nếu không có van hằng nhiệt, đường nước làm mát sẽ chỉ đi ra két làm mát, qua đó không tận dụng được nhiệt khi động cơ mới khởi động. Điều này khiến động cơ khởi động khó khăn hơn, thời gian khởi động cũng lâu hơn.

Còn nếu đường nước làm mát động cơ chỉ đi về bơm rồi quay về động cơ, sẽ càng nguy hiểm khi động cơ không được làm mát, rất dễ xảy ra bó kẹt các chi tiết và hư hỏng động cơ.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác