THANH NAM (Lược dịch)

Tại sao bugi bị bám bẩn và đánh lửa kém ?

(News.oto-hui.com) – “Thứ nhất là hỏng bugi, thứ hai hỏng cái gì bên trong” là câu cửa miệng mà các tài xế hay nói với nhau khi động cơ có vấn đề. Điều này cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của bugi với động cơ là lớn đến thế nào. Thế nhưng nếu bugi bị bám bẩn, đánh lửa kém hoặc hư hỏng, động cơ sẽ hoạt động không ổn định. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng trên?

bugi bị bám bẩn hoặc bị “ướt” là các nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đánh lửa kém và làm cho xe chạy yếu, giảm công suất, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và tăng lượng khí thải phát sinh.

1. Tại sao bugi mất lửa?

Bugi được thiết kế để có thể tự làm sạch khi đạt đến một nhiệt độ nhất định.

  • Khi động cơ hoạt động, lớp sứ bao quanh điện cực trung tâm sẽ nóng lên và đốt cháy bất kỳ lớp nhiên liệu hay dầu động cơ nào bám trên nó.
  • Bugi cần có nhiệt độ thích hợp để có thể tự làm sạch nhưng cũng không nên quá nóng bởi vì có thể gây ra hiện tượng kích nổ trong động cơ.
Tại sao bugi bị bẩn và mất lửa?
Tại sao bugi bị bẩn và mất lửa?

Chạy xe với bướm ga mở lớn hay chạy trên cao tốc thì tốt cho bugi hơn bởi vì nhiệt độ buồng đốt đủ lớn để làm nóng lớp sứ trên bugi.

Lái xe trong thành phố với việc dừng và khởi động lại nhiều không tốt cho bugi, bởi vì bugi không đạt được nhiệt độ thích hợp để đốt cháy các bụi bẩn.

  • Khi các lớp bụi bẩn tích tụ và bám đủ dày trên các điện cực bugi thì hiện tượng mất lửa sẽ gây ra.

Dòng điện từ bôbin đánh lửa thay vì đi qua điện cực trung tâm và nhảy qua khe hở để tới điện cực bìa thì dòng điện sẽ đi qua các lớp bụi bẩn.

  • Điều này gây ra hiện tượng mất lửa và khiến hỗn hợp nhiên liệu-không khí không được đốt cháy.

Trên các xe đời mới, bugi mất lửa sẽ khiến đèn báo lỗi động cơ bật sáng. Khi đó bạn có thể nhận được một mã lỗi dạng P030X trên máy chẩn đoán, với X là ký hiệu chỉ vị trí xilanh bị mất lửa. Mã lỗi này có thể khác nhau trên các dòng xe khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là dạng trên.

2. Nguyên nhân khiến bugi bị bám bẩn:

Các mảng bám cũng như kết tủa bám trên bugi thường có màu nâu, nâu nhạt và đen. Điều này chỉ ra rằng động cơ đang gặp vấn đề. Và dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bugi bị bám bẩn:

  • Ống dẫn hướng xupap và phốt ghít làm kín xupap hư hỏng. Đây là nguyên nhân khiến dầu động cơ đi từ nắp máy xuống buồng đốt và bám lên các điện cực bugi. Khi đó một lớp kết tủa màu đen sẽ bám lên các điện cực bugi.
  • Bạc xéc măng mòn, lắp sai hay hư hỏng cũng là nguyên nhân khiến dầu bôi trơn đi từ các-te lên buồng đốt và khiến cho các điện cực bugi bị bám bẩn.
  • Hỗn hợp giàu nhiên liệu:

Hỗn hợp quá nhiều nhiên liệu khi bị đốt cháy sẽ tạo nên một lớp kết tủa đen mịn trên bugi. Nếu chỉ có một hoặc hai bugi bị thì có thể nguyên nhân là do kim phun. Còn nếu tất cả bugi bị thì áp suất nhiên liệu có thể quá cao. Cảm biến oxy bị lỗi cũng sẽ khiến hỗn hợp nhiên liệu quá giàu.

Kiểm tra thông số bù nhiên liệu trên máy chẩn đoán có thể giúp bạn biết là động cơ đang chạy với một hỗn hợp nhiên liệu như thế nào. Trên các động cơ sử dụng bộ chế hòa khí, kim phao trong bình xăng con được cài đặt sai, van kim bị rò rỉ cũng sẽ khiến hỗn hợp hòa khí giàu xăng.

  • Rò rỉ ron nắp máy:

Nước làm mát có thể đi vào và bị đốt cháy trong buồng đốt nếu ron nắp máy bị hư hỏng. Khi đó một lớp kết tủa sẽ bám trên các điện cực bugi và gây cản trở việc đốt cháy hỗn hợp hòa khí.

3. Bugi ướt:

Bugi ướt có nghĩa là bugi đã không sinh ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu. Nhiên liệu không được đốt cháy sẽ bám lên các điện cực bugi.

  • Điều này thường xảy ra do kim phun bị “đái” hoặc ngợp xăng trên những động cơ sử dụng bộ chế hòa khí.

Trên các động cơ đời mới thì không còn bộ chế hòa khí nhưng hệ thống đánh lửa nếu bị hư hỏng cũng sẽ gây ra hiện tượng bugi ướt.

  • Bôbin hay dây cao áp bị hư hỏng sẽ là nguyên nhân khiến bugi không có tia lửa.
  • Nếu cảm biến vị trí trục khuỷu bị hư hỏng, tín hiệu về điểm chết trên và dưới không có thì bugi cũng sẽ không có tia lửa điện.

4. Sửa chữa khi bugi bị bám bẩn:

Bạn có thể tháo bugi ra ngoài để kiểm tra và vệ sinh các bugi với dung dịch RP7. Hoặc bạn cũng có thể thay mới nếu thấy cần thiết, hay chỉ cần điều chỉnh lại khe hở giữa hai điện cực bugi. Thông thường các nhà sản xuất đều khuyến cao thay thế bugi sau một quãng đường dài nhất định. Bạn có thể tham khảo ngay trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết cụ thể thời gian thay bugi.

Bạn cũng có thể lái xe thường xuyên trên đường với thời gian dài hơn, hạn chế những quãng đường ngắn để tăng nhiệt độ bugi đến mức có thể tự làm sạch.

Nguồn: aa1car


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác