(News.oto-hui.com) – “Well-to-Wheel”, viết tắt là WtW chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với chúng ta, nhưng ít người có thể hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này là gì. “Well-to-Wheel” được thực hiện để khảo sát và đánh giá chính xác lượng khí thải của một chiếc xe ô tô, là thước đo vô cùng quan trọng để đánh giá thời gian sử dụng cụ thể cho nhiên liệu và cho phương tiện.
Well-to-Wheel là gì, gồm mấy giai đoạn?
Quy trình của việc phân tích đánh giá ấy bao gồm 2 giai đoạn chính: “Well-to-Station” (hay “Well-to-Tank”) và “Station-to-Wheel” (hay “Tank-to-Wheel”).
“Well-to-Station” (hay “Well-to-Tank”) là giai đoạn đầu tiên, bao gồm những nguyên liệu thô, sản xuất nhiên liệu, chế biến nhiên liệu, cung cấp nhiên liệu, truyền năng lượng.
Giai đoạn này còn có cái tên khác là giai đoạn “upstream” (hay còn gọi là thượng nguồn). Còn ở giai đoạn thứ hai “Station-to-Wheel” (hay “Tank-to-Wheel”) sẽ được gắn liền với hoạt động di chuyển của phương tiện, và còn được gọi là giai đoạn “downstream” (hạ nguồn).
Việc đánh giá mức tiêu thụ năng lượng (hoặc hiệu suất chuyển đổi năng lượng) và tác động phát thải của tàu biển, máy bay, phương tiện cơ giới, (bao gồm cả lượng khí thải carbon của chúng và nhiên liệu được sử dụng trong mỗi phương thức vận tải này) sẽ được dựa trên phân tích “Well-to-Wheel”. Sự hữu ích trong việc phản ánh hiệu quả và kiểm định chất lượng phát khí thải sẽ tạo nên bức tranh đầy đủ về lượng phát thải thực tế.
“Well-to-Wheel” chính là bước đi đầu tiên trong việc so sánh hiệu quả của các giải pháp khác nhau đối với phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Gas – GHG). Điều đó có vai trò vô cùng to lớn trong việc hạn chế khí tải ô nhiễm, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne đã phát triển mô hình về biến thể của “Well-to-Wheel”. Đây là mô hình “Greenhouse Gas”, khí thải sử dụng trong giao thông vận tải (GREET) được phát triển để đánh giá tác động của nhiên liệu mới và công nghệ xe cộ.
“Greenhouse Gas” sử dụng “Well-to-Wheel” để đánh giá tác động của việc sử dụng nhiên liệu, trong khi một cách tiếp cận truyền thống “Cradle-to-Grave” được sử dụng để xác định các tác động từ chính chiếc xe. Nội dung báo cáo của “Greenhouse Gas” bao gồm :
- Việc sử dụng năng lượng.
- Phát thải khí nhà kính.
- 6 chất gây ô nhiễm bổ sung: các nitơ oxit (NOx), các oxit lưu huỳnh (SOx), carbon monoxide (CO), hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), những hạt có kích thước nhỏ (bé hơn 10 micromet) (PM10), vật chất dạng hạt có kích thước vô cùng nhỏ (bé hơn 2,5 micromet) (PM2.5).
Phương pháp Well-to-Wheel?
Phương pháp Well-to-Wheel và phương pháp đánh giá vòng đời (LCA) sẽ tính toán các giá trị định lượng của phát thải khí gây nhà kính (GHG). Có thể hai phương pháp trên khác nhau, vì WtW không xem xét năng lượng và khí thải liên quan đến phương tiện, còn LCA đang xem xét nhiều nguồn phát thải hơn.
Ví dụ; trong việc so sánh, phân tích và đánh giá mức phát thải khí gây nhà kính (GHG) giữa xe động cơ đốt trong thông thường và xe điện chạy bằng pin so, phương pháp Well-to-Wheel chỉ tính khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) để sản xuất nhiên liệu, tính toán được xe điện có thể giảm được 50-60% khí gây nhà kính.
Trong khi đó, phương pháp kết hợp giữa LCA và WTW sẽ đánh giá dựa trên cả gây khí nhà kính (GHG) do quá trình sản xuất và thời gian sử dụng của pin giúp giảm phát thải khí gây nhà kính (GHG) thấp hơn 10-13%, cụ thể hơn so với phương pháp “Well-to-Wheel”.
Chúng ta đang sống trong thời đại chuyển đổi công nghệ và trong những thập kỷ tới, chúng ta sẽ thấy sự tồn tại của một số giải pháp. Động cơ đốt trong ngày càng tích hợp nhiều công nghệ điện khí hóa (ví dụ như phụ trợ điện khí, kiến trúc mild hybrid và hybrid) chuyển sang động cơ điện hoàn toàn (BEV, REEV, FCEV). Song song đó, ở khía cạnh nhiên liệu, ta sẽ thấy ngày càng có nhiều thành phần tái tạo, từ nhiên liệu sinh học tiên tiến đến các con đường nhiên liệu tổng hợp mới.
Trong thời đại công nghệ 4.0 với sự phát triển vô cùng nhanh chóng, ta sẽ càng thấy nhiều hơn những giải pháp tốt và đa dạng hơn. Trong tương lai, xu hướng động cơ điện hoàn toàn (BEV, REEV, FCEV) sẽ thay thế dần những động cơ đốt trong truyền thống, hay việc phát triển những công nghệ điện khí hóa, công nghệ phụ trợ điện khí, kiến trúc mild hybrid và hybrid.
Song hành với động cơ thì nhiên liệu cũng sẽ được chú trọng phát triển, ngày càng có nhiều thành phần tái tạo, bao gồm cả phát triển những nhiên liệu sinh học tiên tiến hoặc tìm ra những nhiên liệu tổng hợp mới, theo kịp với tốc độ thay đổi hiện tại.
Bài viết liên quan:
- Tỷ lệ A/F là gì? Kim phun nhiên liệu ảnh hưởng tới mức phát thải động cơ ra sao?
- Dieselgate: Mercedes bị bóc phốt trên báo Đức về gian lận khí thải ở động cơ Diesel
- Pin xe điện – Nguồn ô nhiễm mới lớn nhất đang dần bùng phát
- Chẩn đoán hư hỏng động cơ thông qua màu sắc khí thải