Nếu công nghiệp ô tô thất bại, Việt Nam sẽ phải chi 20 tỷ USD để nhập khẩu ô tô mỗi năm

Nếu công nghiệp ô tô thất bại, chỉ nhập linh kiện về lắp ráp như hiện nay, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó tồn tại sau năm 2025 và thị trường sẽ bị thôn tính. Phải chi 20 tỷ USD để nhập khẩu ô tô mỗi năm là viễn cảnh tồi tệ đối với nền kinh tế.

Lắp ráp không giúp phát triển ngành công nghiệp ô tô
Sản xuất, lắp ráp xe trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi hay hình thành hệ thống các nhà cung cấp nguyên liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Theo Bộ Công Thương công nghiệp hỗ trợ ô tô đến nay vẫn chưa phát triển.
  • Chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Bất lợi của các DN sản xuất linh phụ kiện ô tô tại Việt Nam là quy mô, sản lượng nhỏ và nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, trong nước không đáp ứng được
  • Sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe,… Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống còn thấp, mới đạt bình quân khoảng 10-20%…
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), để lắp ráp một chiếc xe, DN phải nhập khẩu tới 80% linh phụ kiện. Nếu chia các mốc nội địa hóa linh phụ kiện của chiếc xe thành 4 cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp và công nghệ cao, với tỷ lệ 20% – 20% – 20% – 40%, thì dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống phổ biến ở mức 10-20%, nghĩa là đang ở cấp độ đầu tiên.
Ngày càng bất lợi đối với ngành công nghiệp ô tô

Yêu cầu phải tăng nhanh sản lượng, nhưng xe trong nước lại gặp bất lợi, đó là thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đã về 0%. Tương quan sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đang thay đổi đáng kể. Xe nhập khẩu ngày càng tràn về nhiều, trong khi xe lắp ráp trong nước bị giảm sản lượng. Như vậy muốn tăng sản lượng cũng không hề dễ dàng.

Xem thêm: Tại sao Việt Nam phải có thương hiệu ô tô Việt?

Thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào thời điểm 2030. Hiện thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP) cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm nữa. Mới đây, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cũng cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 nữa.Từ đầu năm đến nay, phân khúc xe cá nhân từ 9 chỗ ngồi trở xuống, đang có tăng trưởng trên 30%, nhưng tỷ lệ này nghiêng về xe nhập khẩu nguyên chiếc. Chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước không cạnh tranh được với xe nhập khẩu từ ASEAN và các DN đang chuyển hướng sang nhập khẩu.

Nếu công nghiệp ô tô thất bại, Việt Nam sẽ phải chi 20 tỷ USD để nhập khẩu ô tô mỗi năm
Việt Nam đang trở thành thị trường nhập khẩu ô tô lớn từ Thái Lan
Việt Nam đang trở thành thị trường nhập khẩu ô tô lớn từ Thái Lan

Theo giới chuyên môn, trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và mở cửa thị trường ô tô, nếu cứ lắp ráp như hiện nay, chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó tồn tại và thị trường sẽ bị thôn tính.

Muốn ngành ô tô lớn mạnh, có sức cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, cần phải đẩy mạnh nội địa hóa. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ rất yếu kém. Đây là bất lợi rất lớn. Liệu sau 5 năm nữa có thể đảo ngược tình thế này?

Theo tính toán của Bộ Công Thương, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 triệu xe sau năm 2025 và từ 1,5-1,8 triệu xe sau năm 2030. Nếu ngành công nghiệp ô tô trong nước không đáp ứng được, Việt Nam sẽ phải chi từ 12 tỷ USD -21 tỷ USD để nhập khẩu ô tô mỗi năm.

Đây là số tiền quá lớn đối một nước đang phát triển như Việt Nam.

Theo Trần Thủy – vietnamnet.vn

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác