Mặt tối ngành ô tô Ấn Độ: Những người đàn ông không có ngón tay

Vào năm 2022, ngành ô tô Ấn Độ đã đạt một cột mốc quan trọng khi vượt qua Nhật Bản về doanh số bán hàng, lần đầu tiên trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3. Nhưng sự hồi sinh này đã đi kèm với sự gia tăng chấn thương của các công nhân làm việc trong các công ty sản xuất phụ tùng cho các nhà sản xuất ô tô.

Ông Devinder Sharma bị mất ngón trỏ phải và một phần ngón cái khi đang làm việc với máy ép điện ở Faridabad, miền bắc Ấn Độ vào ngày 9/9. ẢNH ST: DEBARSHI DASGUPTA
Anh Devinder Sharma bị mất ngón trỏ phải và một phần ngón cái khi đang làm việc với máy ép điện ở Faridabad, miền bắc Ấn Độ vào ngày 9/9

Theo một báo cáo vào tháng 12/2022 của Tổ chức An toàn tại Ấn Độ (SII), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Haryanah, chỉ tính riêng tại 2 trung tâm sản xuất chính là Gurgaon và Faridabad, con số tai nạn đã tăng từ 531 vụ trong năm 2019-2020 lên 803 năm 2021-2022.

Hàng ngàn công nhân bị mất ngón tay mỗi năm tại các trung tâm sản xuất ô tô trên cả nước do điều kiện làm việc không an toàn cũng như các yếu tố khác như mệt mỏi vì quá sức. Điều này gây ra những tác động tàn phá cả về kinh tế và tâm sinh lý đối với những người lao động bị thương và gia đình của họ.

Theo SII, tai nạn công nghiệp ở Ấn Độ diễn ra thường xuyên và gây ra hàng trăm trường hợp tử vong mỗi năm, cùng nhiều trường hợp bị thương khác. 

Vào năm 2020, chính phủ nước này đã ghi nhận 3.882 vụ thương tích trên toàn quốc, trong đó có 1.050 trường hợp tử vong, trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, đây là một tổng số báo cáo còn thấp hơn so với thực tế. SII ước tính rằng các trường hợp bị thương được báo cáo cho Haryana, thậm chí không bằng 5% tổng số thực của bang.

SII nêu bật các thương tích do tai nạn trong lĩnh vực sản xuất, nhưng trọng tâm của nó vào ngành công nghiệp ô tô xuất phát từ thực tế là hơn 80% các trường hợp chấn thương ngón tay ở Haryana và Maharashtra có nguồn gốc từ lĩnh vực rộng lớn này.

Shakil Mohammad đã bị mất bàn tay phải vào chiếc máy ép nặng 200 tấn mà ông đang làm việc vào ngày 14 tháng 11 tại một nhà máy ở Faridabad. ẢNH ST: DEBARSHI DASGUPTA\
Shakil Mohammad đã bị mất bàn tay phải khi đang làm việc tại một nhà máy ở Faridabad

Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ sử dụng khoảng 37 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Nó cũng đóng góp 7,1% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và 49% GDP sản xuất của ngành.

Anh Shakil Mohammad, 30 tuổi, một công nhân nhập cư đến từ bang Uttar Pradesh, đã bị một chiếc máy ép ở Faridabad nghiền nát và đứt lìa bàn tay phải vào ngày 14/11.

Shakil Mohammad là một trong trong số 3.968 công nhân bị thương trong ngành ô tô được báo cáo cho SII trong 6 năm qua xảy ra trên các máy ép điện nguy hiểm này được bảo dưỡng kém, dẫn đến trục trặc. Phần lớn các máy gây ra những thương tích cho các công nhân cũng thiếu các cảm biến an toàn mà lẽ ra theo quy định pháp luật là phải có.

Tuy nhiên, sau khi Mohammad bị thương, công ty lại đổ lỗi cho anh khi nói rằng người công nhân này khi tra dầu và lau chùi máy mà không tắt máy. “Chân của anh ấy đã chạm vào bàn đạp khiến khuôn bị rơi xuống”, người phát ngôn cho biết và nói thêm rằng chiếc máy có các cảm biến an toàn đang hoạt động, nhưng anh Mohammad bác bỏ lời giải thích này.

Brajesh Kumar bị mất 3 ngón tay trên bàn tay phải do bị thương khi đang làm việc trên một chiếc máy ép vận hành thủ công ở Faridabad vào ngày 28/9. ẢNH ST: DEBARSHI DASGUPTA
Brajesh Kumar bị mất 3 ngón tay trên bàn tay phải do bị thương khi đang làm việc trên một chiếc máy ép vận hành thủ công ở Faridabad vào ngày 28/9

Mệt mỏi, kiệt sức là một yếu tố quan trọng khác góp phần gây ra chấn thương. Có tới 12% công nhân bị thương được ghi nhận trong giai đoạn 2021-2022 trong báo cáo cho biết họ đã làm việc quá ca 12 giờ/ngày vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Nhiều chấn thương do máy ép, dẫn đến mất trung bình 2,3 ngón tay cho mỗi sự cố là chuyện bình thường.

Theo SII, người lao động bị thương được bồi thường thông qua chương trình Bảo hiểm Nhà nước dành cho Người lao động (ESIC) của chính phủ. Các lợi ích bao gồm điều trị miễn phí, trợ cấp khuyết tật tạm thời, cũng như trợ cấp hưu trí theo mức độ khuyết tật.

Nhưng hơn 60% công nhân ngành ô tô bị thương chỉ nhận được thẻ ESIC sau khi họ bị tai nạn, mặc dù người sử dụng lao động thường xuyên bị thu tiền đóng góp bảo hiểm.

Báo cáo của SII lưu ý. 

Trong trường hợp của Mohammad, anh đang được điều trị miễn phí theo chương trình này và các thủ tục giấy tờ cho các lợi ích khác đang được xử lý. Anh cũng đã nhận được khoản hỗ trợ ngoài quy định khoảng 6.500 rupee từ nhà thầu của mình, nhưng số tiền này không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và tiền thuê phòng khi anh không có việc làm.

Mặc dù vấn đề về điều kiện làm việc không an toàn không chỉ giới hạn ở Ấn Độ, nhưng rõ ràng nhiều người như tôi đang rơi vào cảnh cùng cực khi mất khả năng lao động làm trầm trọng gánh nặng kinh tế gia đình vốn đã nghèo khó

Mohammad nói

Thảo Nguyễn (theo Strait Times, India Today)

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác