Tiến Lợi - Tổng hợp

Công dụng và kết cấu của dẫn động lái trên ô tô

(News.oto-hui.com) – Cơ cấu lái là cơ cấu quan trọng trên xe ô tô, cơ cấu này giúp người lái xe điều khiển được chiếc xe theo ý muốn của mình. Để ô tô có thể thực hiện việc quay vòng theo đúng mong muốn của tài xế, nằm giữa cơ cấu lái và bánh xe dẫn hướng cần có bộ phận dẫn động lái giúp việc điều khiển dễ dàng và chính xác hơn.

1. Công dụng và yêu cầu dẫn động lái:

Dẫn động lái có nhiệm vụ truyền dẫn lực của người lái từ cơ cấu lái tới bánh xe dẫn hướng, thực hiện việc xoay vòng ô của ô tô.

công dụng và kết cấu dẫn động lái trên ô tô

Cấu tạo của dẫn động lái phụ thuộc vào kết cấu của cơ cấu lái, không gian cho phép bố trí các đòn và khâu khớp, do vậy dẫn động lái rất đa dạng. Tuy nhiên, việc bố trí dẫn động lái phải phù hợp với quan hệ động học của hệ thống treo. Dẫn động lái hình thành từ các thanh, đòn và được liên kết với nhau bằng các khớp bao gồm: đòn quay đứng, đòn kéo dọc, đòn quay ngang, trụ đứng, hình thang lái và ngõng trục bánh xe.

2. Dẫn động lái cơ khí:

a. Khái niệm và cấu tạo của dẫn động lái cơ khí:

Dẫn động lái cơ khí là loại dẫn động chỉ thông qua các thanh đòn và các khớp nối cơ khí, trên ô tô tải được thể hiện ở hình dưới đây.

Dẫn động lái cơ khí
Dẫn động lái cơ khí

Khi quay vành lái, thông qua cơ cấu lái, đòn quay đứng 1 sẽ quay trong mặt phẳng dọc của xe. Đòn quay đứng kéo đòn quay ngang 3 quay trong mặt phẳng ngang thông qua đòn kéo dọc 2. Đòn quay ngang được bắt chặt với trục quay 8 của bánh xe dẫn hướng, do đó bánh xe cùng quay xung quanh trụ đứng 7. Sự liên kết của các khâu đòn thông qua khớp cầu, thỏa mãn khả năng dịch chuyển tương đối giữa cơ cấu lái và bánh xe.

Dẫn động lái cơ khí
Dẫn động lái cơ khí

b. Vành lái và trục lái:

Vành lái (volant hay vô lăng) và trục lái là các bộ phận truyền lực điều khiển từ vành lái tới cơ cấu lái, điều khiển hướng chuyển động của ô tô.

Vành lái có dạng hình tròn có cốt bằng thép, bề mặt ngoài làm từ vật liệu có hệ số ma sát cao. Vành lái có các nan hoa được nối với moay ơ. Moay ơ thường được nối với trục lái thông qua then hoặc then hoa.

Trục lái là chi tiết cần truyền mô men lớn nên cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Độ cứng vững cao, hạn chế ảnh hưởng của rung động buồng lái và bánh xe tới vành lái.
  • Kết cấu nhỏ gọn, thích hợp với tầm thước của người lái (quan niệm của nhân trắc học).
  • Có khả năng giảm va đập dọc truyền lên vành lái nhằm hạn chế tổn thương có thể xảy ra khi gặp tai nạn.

Trục lái chia ra làm hai loại: nối thẳng và nối gãy.

  • Dạng nối thẳng không thay đổi được góc đặt trục, hiện nay rất ít dùng.
  • Dạng nối gãy có khả năng thay đổi được góc đặt (đối với ô tô tải, cần lật cabin để sửa chữa động cơ).

Trên ô tô con, kết cấu của trục lái có thể mềm và thay đổi độ dài nhằm giảm mô men xung lượng va đập ngược và giảm lực ép vành lái vào lái xe khi bị đâm mạnh từ phía trước.

Trên ô tô lớn, trục lái cấu tạo bởi 2 hoặc 3 đoạn nối với nhau bằng khớp các đăng khác tốc: phần trên bắt với vành lái, phần giữa là trục các đăng, phần dưới nối cơ cấu lái. Vành lái có khớp mềm tạo khả năng thay đổi vị trí góc nghiêng vành lái. Cấu tạo trên cho phép lật buồng lái, mà không cần tháo trục lái, đồng thời hạn chế bớt khả năng va đập chính diện vào người lái khi bị tai nạn.

c. Hình thang lái:

Hình thang lái có tác dụng đảm bảo quan hệ giữa các góc quay của bánh xe dẫn hướng, giúp các bánh xe lăn không trượt trên mặt đường khi quay vòng, tức là thực hiện chuyển động của tất cả các bánh xe ô tô theo tâm quay vòng P nhất định.

Quan hệ hình học giữa góc quay các bánh xe dẫn hướng này được gọi là quan hệ “Ackerman”, hay quan hệ hình học lý thuyết, khi bánh xe không biến dạng. Để thỏa mãn quan hệ này cần phải sử dụng kết cấu 15 khâu. Tuy nhiên trong thực tế, hình thang lái “Đantô” (cơ cấu 4 khâu) có thể thỏa mãn gần đúng quan hệ trên và ngày nay được sử dụng trên ô tô.

d. Các đòn dẫn động lái:

Các đòn dẫn động lái chia theo hai dạng: có chiều dài cố định, có chiều dài điều chỉnh được. Hình dạng các đòn tùy thuộc vào vị trí, kết cấu và khoảng không gian di chuyển.

Tên gọi các đòn gắn liền với mặt phẳng làm việc của chúng: đòn quay đứng làm việc trong mặt phẳng đứng, đòn quay ngang – trong mặt phẳng ngang, đòn dọc – theo mặt phẳng dọc.

Kết cấu đòn quay đứng, đòn dọc
Kết cấu đòn quay đứng, đòn dọc

Hình trên là kết cấu của đòn quay đứng, đòn dọc. Đòn quay đứng có tiết diện chữ nhật, đầu trên được bắt chặt với trục quay của đòn quay đứng bằng rãnh then hoa. Đầu dưới của đòn được nối với đòn dọc thông qua khớp cầu (rô tuyn).

Đòn dọc là thanh thép đặc hình trụ, một đầu bắt với đòn quay đứng và đầu kia bắt với đòn quay ngang, qua các khớp cầu. Đòn có độ cứng vững lớn để có thể truyền lực.

Trên hình a là cấu tạo các khớp cầu trên đòn kéo dọc hình thang lái của ô tô tải. Để giảm xung lực tác dụng từ mặt đường lên vành lái, lò xo 7 được đặt theo chiều truyền lực. Khe hở giữa để chặn và con trượt 5 được điều chỉnh bởi nút chặn 3 có ren với vỏ đòn kéo dọc. Nút ren 3 sau khi điều chỉnh được cố định bằng chốt. Bề mặt của khớp cầu được bôi trơn bằng mỡ thông qua vú mỡ 8.

Trên hình b là cấu tạo của đòn kéo dọc và đầu đòn ngang của hình thang lái.

Cấu tạo các khớp cầu trong đòn kéo dọc, đòn ngang
Cấu tạo các khớp cầu trong đòn kéo dọc, đòn ngang

Đặc điểm của khớp quay trên đòn ngang là lò xo 12 được bố trí vuông góc với trục. Hai đầu đòn ngang 9 được tạo ren trái chiều nhau với ống nối 10, cho phép điều chỉnh được độ dài của đòn ngang khi xoay, giúp điều chỉnh độ chụm của bánh xe dẫn hướng. Sau khi điều chỉnh xong, ống ren 10 được siết chặt bởi hai bu lông khóa.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác