Trịnh Tân

Cơ sở lý thuyết của hệ thống cân bằng điện tử ESP

(News.oto-hui.com) – Hệ thống cân bằng điện tử Electronic Stability Program (ESP) chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Đây là công nghệ giúp tăng sự ổn định cho một chiếc xe ô tô. Vậy cơ sở lý thuyết của hệ thống cân bằng điện tử ESP xuất phát từ đâu?

Đầu tiên bạn cần nắm rõ khái niệm thừa lái, thiếu lái

Thừa lái là gì?

Thừa lái (OverSteering) là được hiểu đơn giản là khi vào cua chiếc xe không ôm theo ý muốn của người lái, mà có xu hướng thu hẹp bán kính vòng cua do góc đánh lái vô lăng của bạn lớn hơn con số xe cần để đi đúng như ý muốn.

Thiếu lái là gì?

Thiếu lái (UnderSteering) được hiểu đơn giản là khi vào cua chiếc xe không ôm theo ý muốn của người lái, mà có xu hướng mở rộng vòng cua do góc đánh lái vô lăng của bạn chưa đủ để xe cần để đi đúng như ý muốn.

Hậu quả?

Như chúng ta hay thường nói chiếc xe đang bị “mất lái”, bạn không thể kiểm soát được nó. Khi đó, khả năng xảy ra tai nạn va đâm rất cao. Đặc biệt, khi ở tốc độ cao, bạn hoàn toàn có thể bị lật xe khi thừa lái.

Nếu bạn muốn trang bị kỹ năng lái xe về 2 hiện tượng này, hãy nhấn xem thêm tại đây!

Cân bằng điện tử ESP ngăn cản xảy ra hiện tượng thừa lái, thiếu lái bằng cách nào?

Cấu tạo thành phần của ESP

Cân bằng điện tử ESP gồm nhiều bộ phận, có thể kể đến như: Cảm biến tốc độ mỗi bánh xe (Speed Sensor), Áp suất dầu phanh (Brake Oil Pressure), Bộ điều khiển (ESP Module), Cảm biến góc quay thân xe (Yaw Sensor), Cảm biến góc đánh lái vô lăng (Steering Angle Sensor), Xy lanh phanh chính (Accelerator),… 

Phanh là phương pháp tạo ra ESP

Bản chất của cân bằng điện tử ESP vẫn dựa trên phương pháp phanh xe độc lập từng bánh xe. Hay nói cách khác, ESP lấy nguồn cảm hứng tiền đề từ hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Bạn sẽ thấy rằng một số thành phần của ESP là dùng chung với ABS.

Với thiếu lái được minh họa như hình bên dưới, ESP sẽ phanh độc lập chỉ mỗi bánh xe sau bên trái (BW – Braked Wheel). Chính lực phanh này tác động làm xe về đúng quỹ đạo mong muốn vì khi đó BW đóng vai trò là tâm xoay (vận tốc quay bằng không so với 3 bánh còn lại) buộc xe ngoài việc đi vào cua theo tác động của người lái thì còn phải tự quay bản thân thân xe quanh BW theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Với thừa lái được minh họa như hình bên dưới, ESP sẽ phanh độc lập chỉ mỗi bánh xe trước bên phải. Và việc giải thích cũng rất dễ dàng tương tự như ở trường hợp trên.

Ngoài ra bạn có tham khảo thêm một số cơ sở lý thuyết phanh độc lập từng bánh xe đối với nhiều trường hợp khác ở bảng dưới đây.

* ASR – Anti Slip Regulator hay thường gọi là Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS – Traction Control System.

Hiện nay cân bằng điện tử ESP được các hãng xe phát triển với nhiều tên gọi khác nhau

  • Audi: Electronic Stability Program (ESP).
  • BMW: Dynamic Stability Control (DSC).
  • Jaguar: Dynamic Stability Control (DSC).
  • Lexus: Vehicle Skid Control (VSC)
  • Porsche: Porsche Stability Management (PSM).
  • Volkswagen: Electronic Stability Program (ESP).
  • Volvo: Dynamic Stability Traction Control (DTSC)

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin kiến thức bổ ích về cân bằng điện tử ESP tới bạn!


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác