(News.oto-hui.com) – Xe hybrid hay còn được gọi là xe lai vì trên xe có 2 nguồn động lực khác nhau giúp xe chuyển động. Tuy vậy, việc có tới 2 nguồn công suất dẫn tới việc bố trí hệ thống truyền lực trở nên phức tạp hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong hay xe điện. Vì vậy, hệ thống truyền lực xe hybrid cần đáp ứng những chế độ khác nhau của xe, giúp việc điều khiển xe trở nên dễ dàng hơn.
1. Tổng quan hệ thống truyền lực trên xe hybrid:
Ở đây hệ thống truyền lực được định nghĩa là sự liên kết các nguồn năng lượng và chuyển đổi năng lượng hoặc nguồn công suất. Cụ thể hơn, với 2 nguồn năng lượng từ pin và động cơ xăng, chúng cần 2 hệ thống truyền lực khác nhau để truyền công suất tới các bánh xe chủ động.
Ngoài ra, với mục đích thu hồi động năng bị mất đi nếu như sử dụng phanh ma sát, xe hybrid được trang bị công nghệ phanh tái sinh, giúp thu hồi một phần năng lượng khi phanh xe hoặc nhả chân ga. Vì vậy hệ thống truyền lực cũng cần đảm bảo có thể giúp xe hybrid thực hiện quá trình tái sinh năng lượng này.
Xem thêm bài viết:
Tìm hiểu hệ thống phanh tái sinh (Regenerative braking system)
Như hình trên, hệ thống truyền lực của xe hybrid thường có những bộ phận chính như: máy điện (ME), ly hợp (clutch), bộ chuyển đổi điện (PE), các trục, các bánh răng và cụm cầu, vi sai.
Mô hình hóa đơn giản, có thể hình dung đường truyền công suất từ nguồn động lực tới bánh xe chủ động của xe hybird như sau:
2. 9 chế độ hoạt động của hệ thống truyền lực trên xe hybrid:
Dựa vào hình vẽ mô hình hóa ta có 9 chế độ làm việc của hệ thống truyền lực trên xe Hybrid như sau:
- Chế độ 1: Chỉ có hệ thống truyền lực 1 chịu tải:
+ Chế độ này được sử dụng khi pin gần như cạn kiệt mà động cơ lại không thể sạc pin hoặc khi pin đã được sạc đầy nhưng lực này động cơ có thể cung cấp công suất đủ để đáp ứng nhu cầu chạy của chiếc xe. - Chế độ 2: Chỉ có hệ thống truyền lực 2 chịu tải:
+ Động cơ không hoạt động. Mô hình này có thể được sử dụng cho các tình huống động cơ không thể hoạt động hiệu quả, chẳng hạn như tốc độ rất thấp hoặc ở những nơi cấm phát thải. - Chế độ 3: Hệ thống truyền lực 1 và 2 chịu tải đồng thời:
+ Là chế độ kéo lai và có thể được sử dụng khi cần công suất lớn. Chẳng hạn như trong quá trình tăng tốc hoặc khi leo dốc. Khi này cả động cơ điện và động cơ đốt trong đều đóng góp công suất vào việc giúp xe chuyển động. - Chế độ 4: Hệ thống truyền lực 2 thu được năng lượng từ tải (phanh tái sinh):
+ Đây là điểm đặc trưng của xe hybrid so với xe truyền thống. Ở độ tái tạo năng lượng phanh, động năng của xe được hấp thụ qua các hoạt động của mô tơ điện như một máy phát. Ngoài ra khi xe xuống dốc, thế năng của xe cũng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng sử dụng được trên xe. Năng lượng thu được sau đó được dự trữ trong pin và tái sử dụng sau này hoặc trực tiếp dược sử dụng cho phụ tải trên xe như đèn pha.
- Chế độ 5: Hệ thống truyền lực 2 thu được năng lượng từ hệ thống truyền lực 1:
+ Là chế độ mà động cơ sạc pin trong khi xe bắt đầu dừng lại, lao dốc hoặc xuống dốc từ từ, lúc đó động cơ không cần cung cấp công suất tới các bánh xe nên sẽ chuyển sang cung cấp công suất cho hệ thống truyền lực 2. - Chế độ 6: Hệ thống truyền lực 2 thu được năng lượng từ hệ thống truyền lực 1 và đồng thời từ tải:
+ Là chế độ phanh tái sinh và đồng thời cũng sạc pin từ động cơ. - Chế độ 7: Hệ thống truyền lực 1 vừa cung cấp công suất tới tải vừa cung cấp công suất cho Hệ thống truyền lực 2:
+ Là chế độ động cơ vừa sinh lực kéo, vừa cung cấp năng lượng cho pin.
- Chế độ 8: Hệ thống truyền lực 1 cung cấp công suất đến Hệ thống truyền lực 2, Hệ thống truyền lực 2 cung cấp công suất tới tải:
+ Ở chế độ này, động cơ cung cấp năng lượng sạc vào pin sau đó pin cung cấp công suất để chịu tải. - Chế độ 9: Hệ thống truyền lực 1 cung cấp công suất tới tải, tải cung cấp năng lượng cho Hệ thống truyền lực 2:
+ Là chế độ mà năng lượng được nạp vào pin từ động cơ đốt trong thông qua trọng lượng xe. Cấu hình điển hình của chế độ này là hai hệ thống truyền lực riêng biệt gắn trên cả 2 cầu xe.
Xem thêm các bài viết:
- Lịch sử hình thành và phát triển của dòng xe Hybrid
- Khám phá sự phân loại xe Hybrid
- Giải thích về xe Hybrid và cơ chế hoạt động của chúng