Theo Baogiaothong

Thêm nhiều chính sách phát triển xe điện tại Việt Nam

(News.oto-hui.com) – Tại hội thảo “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam”, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định cần có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển mạng lưới trạm sạc điện diện rộng.

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội
PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tạo cú hích về chính sách sản xuất và sử dụng xe điện

PGS. TS Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách Khoa Hà Nội) nhận định, là một ngành mới, xe điện cần hỗ trợ trong thời gian dài. Đặc biệt cần có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển một mạng lưới trạm sạc điện diện rộng để khắc phục sự lo lắng về phạm vi di chuyển và chi phí sản xuất và thay thế pin.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Công thương đã có kiến nghị Bộ Tài chính, cần thu hút các dự án, các nhà đầu tư FDI bằng chính sách thuế, phí, môi trường.

Cùng đó, Việt Nam phải xây dựng công nghiệp phụ trợ để phục vụ cho các dự án FDI có thể đầu tư sản xuất xe điện ở Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô điện trên cơ sở mức phát thải CO2 ra môi trường theo hướng: Thuế suất thuế TTĐB đối với xe điện chạy pin (BEV) và xe điện nhiên liệu hydro (FCEV) ở mức thấp nhất.

Đại diện Bộ Công thương cũng đề xuất cần các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội thu hút đầu tư sản xuất xe điện, hướng vào thị trường xuất khẩu.

Tại hội thảo, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề xuất 3 kịch bản chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện, lần lượt là kịch bản nhanh, trung bình và cơ bản.

Trong đó, kịch bản nhanh tương tự Thái Lan đang áp dụng, bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá năm 2035.

Kịch bản trung bình sẽ bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá năm 2045.

Kịch bản cơ bản mà Indonesia đang áp dụng là bắt đầu quá trình xe điện hoá từ 2025 cho đến khi đạt 100% xe điện hoá vào năm 2050. (Năm đạt 100% xe điện hoá tức là vào năm này, tất cả các xe bán ra đều là xe điện hoá).

Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ như miễn toàn bộ lệ phí trước bạ và phí đậu xe càng sớm càng tốt cho người mua xe điện.

Ngoài ra phí sử dụng đường bộ cũng là một loại phí nên khuyến khích cho người sử dụng để tạo ra cú hích cho hành vi tiêu dùng của khách hàng.

 Ông Trần Quang Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT.
Ông Trần Quang Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT.

Ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT cho biết, Nhà nước cần ban hành lộ trình phát triển xe điện trong các khoảng thời gian với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể

Sớm hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho xe điện

Theo ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT), để phát triển xe điện tại Việt Nam, Nhà nước cần ban hành lộ trình phát triển xe điện trong các khoảng thời gian với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể.

Bao gồm quy hoạch chi tiết cho hạ tầng xe điện; Chính sách khuyến khích nhà sản xuất và người tiêudùng sử dụng xe ô tô điện; Các chế tài nhằm cụ thể hóa các quy định về xử lý các sản phẩm thải bỏ liên quan đến xe điện.

Làm rõ hơn vấn đề hạ tầng giao thông cho xe điện, TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho biết, trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ 2030 tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đề cập đến các cơ chế chính sách và các giải pháp cho các trạm dừng, nhà nghỉ phù hợp với xu thế phát triển phương tiện, đặc biệt là xe điện.

Liên quan đến chính sách thuế để phát triển xe điện tại Việt Nam, ông Trương Bá Tuấn, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) nhận định, việc có những chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.

Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, phí, để khuyến khích sản xuất, sử dụng xe ô tô thân thiện môi trường, kinh nghiệm các nước cho thấy bên cạnh chính sách thuế, phí có thể sử dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác như các khoản hỗ trợ về tín dụng cho người sử dụng.

Ngoài ra, cũng cần phải có những chính sách phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho xe ô tô điện (hạ tầng giao thông, quỹ đất và hỗ trợ để bố trí trạm sạc…).

Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam chia sẻ, trên thế giới đang có rất nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn cho trạm sạc xe điện và chưa có sự thống nhất.

Cục Đăng kiểm VN và Bộ GTVT đang rốt ráo nghiên cứu, phối hợp với cơ quan liên quan để đề xuất, xây dựng quy chuẩn về trạm sạc theo hướng phải đạt tiêu chuẩn chung, sử dụng được cho tất cả các nhà sản xuất khác nhau.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác