Tiến Lợi - Tổng hợp

Nguyên lý hoạt động của OBD

(News.oto-hui.com) – Ngày nay OBD (On-board Diagnostics – Hệ thống chuẩn đoán trên xe) đã không còn xa lạ gì với những lái xe và chủ xe. Đây là một phương thức hữu hiệu giúp xác định lỗi đang có trên xe một cách nhanh chóng và chính xác. Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của OBD giúp chúng ta áp dụng vào việc bảo dưỡng sửa chữa chính xác hơn.

1. Lịch sử ra đời của OBD:

Để đối phó với nạn sương mù ở Mỹ, Từ năm 1966 tại bang California đã yêu cầu kiểm soát các vấn đề về khí thải trên các xe sản xuất ra năm đó và có hiệu lực trên toàn liên bang Mỹ vào năm 1968. Vì vậy yêu cầu các hệ thống điều khiển trên động cơ phải có sự tính toán chính xác, điều khiển bằng điện tử thay vì cơ khí. Do đó vào khoảng năm 1980, OBD-I đã ra đời trước khi bị thay thế bởi những loại tân tiến hơn.

Với sự tiến bộ của công nghệ, hầu hết các hệ thống ngày nay đều được điều khiển bằng ECU, vậy nên buộc phải có những thế hệ OBD mới giúp đáp ứng được công nghệ hiện hành.

2. Nguyên lý hoạt động của OBD:

Hệ thống OBD là một chức năng tự chẩn đoán của xe được cung cấp bởi ECU. Dựa vào các tín hiệu nhận được từ các cảm biến mà phát hiện ra tình trạng của xe, ECU truyền các tín hiệu đến các bộ chấp hành một cách tối ưu cho tình trạng hiện tại.

ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến ở dạng điện áp. Sau đó ECU có thể xác định các tình trạng của hệ thống bằng cách phát hiên những thay đổi điện áp của tín hiệu, đã được phát ra từ các cảm biến. Vì vậy, ECU thường xuyên kiểm tra các tín hiệu (điện áp) đầu vào, rồi so sánh chúng với các giá trị chuẩn đã được lưu giữ trong bộ nhớ của ECU, và xác định ra bất cứ tình trạng bất thường nào.

Xét ví dụ với cảm biến nhiệt độ nước làm mát:

Thông thường điện áp của cảm biến nhiệt độ nước làm mát dao động giữa 0.1V và 4.8V. Nếu điện áp đầu vào nằm trong phạm vi này, thì ECU xác nhận rằng tình trạng là bình thường.

Nếu nó bị ngắn mạch (điện áp đầu vào thấp hơn 0.1V) hoặc hở mạch (điện áp vào lớn hơn 4.8V), thì ECU xác định rằng nó không bình thường. Khi này, ECU sẽ bật sáng đèn báo hư hỏng (MIL – Malfunction Indicator Lamp) hay đèn Check Engine để thông báo cho lái xe biết và lưu lại mã chẩn đoán hư hỏng (DTC- Diagnostic Trouble Code) trong bộ nhớ.

3. Cách đọc DTC cơ bản:

Các DTC được lưu trong ECU có thể hiển thị trên máy chẩn đoán bằng cách nối trực tiếp với ECU. Hơn nữa, máy chẩn đoán có thể xoá các DTC khỏi bộ nhớ của ECU. Ngoài ra máy chẩn đoán còn có các chức năng khác như hiển thị các dữ liệu thông tin bằng cách liên lạc với ECU qua các cảm biến khác nhau, hoặc dùng như một Vôn kế hoặc máy do hiện sóng.

Các DTC có thể được hiển thị trên màn hình của máy chẩn đoán dưới dạng mã có 5 chữ số bằng cách nối Máy chẩn đoán với giắc DLC3 (Giắc nối truyền dữ liệu No. 3).

Các mã 2 con số sẽ phát ra qua sự nhấp nháy của đèn MIL bằng cách nối tắt các cực TE1 và E1 (hoặc TC và CG) của DLC 1, 2, hoặc 3. Trên một số xe có hệ thống phun nhiên liệu điện tử của động cơ Diesel, chỉ hiển thị mã DTC 2 chữ số.

Ví dụ:

  • Mã DTC 22: Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát Mã
  • Mã DTC 24 (1): Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ khí nạp Mã
  • Mã DTC24 (2): Hư hỏng mạch cảm biến nhiệt độ khí quyển

Xem thêm bài viết liên quan:

Advertisement

Advertisement