(News.oto-hui.com) – Ô tô điện đang dần chiếm được sự tin tưởng của nhiều người dùng trên toàn thế giới. Việc đón đầu xu hướng phát triển ô tô điện đang là điều cần thiết. nhất là với mô hình đầu tư kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện. Vậy tiêu chí xây dựng mô hình kinh doanh này và việc đầu tư có lãi hơn so việc kinh doanh bán xăng/dầu hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xu hướng phát triển ô tô điện thay thế cho ô tô chạy xăng dầu đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, hàng loạt các hãng xe lớn đã cung cấp ra thị trường các dòng ô tô chạy điện phiên bản thương mại. Tuy đang phát triển rất mạnh nhưng các trạm sạc pin ô tô vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu tiếp năng lượng. Vì thế việc đầu tư kinh doanh trạm sạc pin ô tô chính là việc đón đầu xu thế hiện nay.
1. Trạm sạc pin ô tô điện đóng vai trò ra sao?
Ngoài việc ta có thể sạc xe điện ở nhà, trạm sạc pin ô tô là nơi cung cấp năng lượng điện nhanh nhất cho xe ô tô điện. Trạm sạc pin ô tô điện có vai trò cung cấp điện năng cần thiết cho ô tô điện trong trường hợp cạn kiệt năng lượng trong quá trình di chuyển. Chính nhờ có trạm sạc pin ô tô, ô tô điện mới có thể nạp đầy pin nhanh chóng (nhanh hơn việc tự sạc pin ở nhà) và tránh được tình trạng gặp sự cố hết pin giữa đường trong quá trình đi lại.
Bên cạnh đó, khách hàng ngày một ủng hộ việc sử dụng ô tô điện hơn là ô tô động cơ đốt trong. Thế nhưng, hiện nay trạm sạc xe điện ở nước ta chỉ mới phủ sóng tại các khu trung tâm thương mại lớn nên việc sạc pin ô tô điện vẫn còn hạn chế. Do đó, nhu cầu sử dụng phương tiện bằng điện như ô tô điện ở Việt Nam vẫn chưa cao.
Chính vì thế, việc mở rộng trạm sạc xe pin ô tô là điều cần thiết hiện nay. Điều này thúc đẩy các hãng đầu tư và phát triển hệ thống trạm sạc. Với một mô hình kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện tối ưu hoàn toàn có thể đáp ứng sự tăng lên không ngừng của nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông bảo vệ môi trường này.
Công nghệ mới: Cách thức hoạt động của trạm sạc không dây cho ô tô điện như thế nào?
2. Mô hình kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện tại Việt Nam?
Tại Hà Nội, hầu hết mô hình các trạm sạc nhanh đã được triển khai lắp đặt tại các trung tâm thương mại lớn hoặc ở một số chung cư. Điều này càng đặc biệt khi cái loại ô tô điện mới được bán ra, cho thấy các hãng xe đã sẵn sàng cho một hệ sinh thái xe điện hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hiện nay ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện được ra đời, điển hình nhất là mô hình của VinFast. Các cột sạc của VinFast đều là chuẩn sạc CCS combo 2 (Combined Charging System – sạc một chiều công suất lớn, giúp sạc nhanh.
Theo thông tin trên trạm sạc này, hệ thống dây điện được cung cấp bởi nhà sản xuất MIDA hiện đang cung cấp cho nhiều thương hiệu tên tuổi như Nissan, Volkswagen, Tesla, Porsche, Honda, Ford, Toyota.
Cάƈ trạm sạc pin ô tô điện trong tương lai gần sẽ được bố trí tại cάc bãi đỗ xe, trung tâm thương mại, khu đô thị… Về quy mô, hãng xe Việt VinFast năm 2021 đã triển khai hơn 2.000 trạm sạc với hơn 40.000 cổng sạc cho xe máy điện và ô tô điện tại các bãi đỗ xe của các địa điểm ở Trung tâm tỉnh/thành phố như: chung cư, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe, bãi đỗ xe công cộng, trường đại học, cao đẳng, khách sạn.
Dù được lắp đặt ở khu vực đỗ xe nhưng sẽ không làm thay đổi công năng mặt bằng khu vực. Các hãng xe đang kêu gọi đối tác là cá nhân, doanh nghiệp có mặt bằng phù hợp, hợp tác nhằm lắp đặt và khai thác trạm sạc pin ô tô (hợp tác kinh doanh trạm sạc xe điện). Bên cạnh trạm sạc ô tô điện, tại một số điểm ở Hà Nội, trạm sạc xe máy điện Klara, Ludo… đã đi vào vận hành, miễn phí cho khách dùng.
3. Các tiêu chí chọn địa điểm đặt mô hình kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện?
Khi triển khai mô hình kinh doanh trạm sạc pin ô tô, các đơn vị cần chú ý một số tiêu chí dưới đây để có thể xây dựng trạm sạc đạt tiêu chuẩn nhất:
a. Diện tích dành cho một trạm sạc pin ô tô điện tiêu chuẩn?
Thông thường khoảng 15.3m2/vị trí sạc (2.55x6m). Hoặc theo kích thước các vị trí đỗ xe hiện hữu.
b. Vị trí lắp đặt trạm sạc?
- Tầng hầm hoặc bãi đỗ xe ngoài trời nhằm thuận tiện cho việc xe ra vào.
- Khu vực đặt trạm sạc: khô ráo, không bị ngập nước, tránh các khu vực có nhiều vật liệu dễ cháy, khu vực phát sinh nguồn nhiệt.
- Ưu tiên khu vực đặt trạm sạc gần khu bảo vệ để có người trông coi.
- Ưu tiên lắp đặt tại các vị trí thoáng đãng, thuận lợi cho việc nhận diện thương hiệu.
c. Hạ tầng điện đối với một trạm sạc pin ô tô điện?
- Điện: 03 Pha-380V.
- Công suất ≥ 60kW hoặc ≥ 30KW /1 cổng sạc DC. Công suất ≥ 11kW /1 cổng sạc AC.
- Ưu tiên các vị trí có sẵn nguồn điện đáp ứng đủ công suất. Với các vị trí cần triển khai nguồn điện mới ưu tiên các vị trí có điểm đấu nối ≤ 300m.
- Ưu tiên các vị trí đã có hệ thống tiếp đất.
d. Băng thông Internet:
Ưu tiên lắp đặt trạm tại vị trí có sẵn Internet có dây, khu vực có sóng di động ổn định.
e. Phòng cháy chữa cháy:
- Vị trí đặt trạm có sẵn hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
- Ưu tiên vị trí đã có giấy phép PCCC, không cần phê duyệt thay đổi công năng.
4. Kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện liệu có lãi hơn bán xăng/dầu?
Theo một công ty dầu khí BP tại Anh Quốc cho biết hầu hết các trạm sạc pin ô tô điện đều mang lại lợi nhuận cao hơn cho người đầu tư so với việc bán xăng/dầu cho ôtô.
Đến phần này, bài viết chỉ lấy minh hoạ về sạc xe điện ở nước ngoài, tại Việt Nam các trạm sạc vẫn còn đang trong tình trạng “chờ xe điện”.
Tại các nước phương Tây, việc sử dụng xe điện trong sinh hoạt của người dân đang ngày một tăng cao. Đại diện của công ty dầu khí BP (Anh) không tiết lộ mức thua lỗ/lời lãi với việc sạc xe điện hay cho biết khi nào mới có thể hồi lại vốn. Thế nhưng, trong báo cáo của công ty dầu khí BP năm 2020 cho thấy biên lợi nhuận gộp ngành bán lẻ xăng dầu là 3,5 tỷ USD.
Còn với trạm sạc pin ô tô điện lợi nhuận ròng thu về chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021 là 2,6 tỷ USD, khoảng 17% tổng lợi nhuận của hãng. Hãng cũng nói rằng việc bán điện để sạc ôtô đã tăng 45% trong quý III/2021 so với cùng kỳ 2020.
Ta nên biết rằng, hiện nay xe điện chỉ mới chiếm 15% trong tổng số xe trên thế giới. Lợi nhuận ròng thu về chỉ trong 9 tháng là 2,6 tỷ USD có thể nói là mang lại lợi cao cho người đầu tư.
Theo hãng tư vấn năng lượng Thunder Said Energy, lợi nhuận ngành bán lẻ nhiên liệu truyền thống tại các trạm xăng dầu là khoảng 17 cent mỗi gallon, tức khoảng 0,4 cent mỗi kWh.
BP – hãng có trụ sở ở London – có kế hoạch tăng trưởng lĩnh vực sạc xe điện trong những năm tới, đạt 70.000 điểm sạc đến hết 2030 so với con số 11.000 hiện nay.
Một đối thủ khác vừa kinh doanh bán xăng dầu vừa kinh doanh trạm sạc pin ô tô điện là Royal Dutch Sell cho biết đạt lợi nhuận cao khi kinh doanh cả hai mô hình trên, nhưng chủ yếu vào năng lượng.
Shell đạt mục tiêu có 500.000 điểm sạc toàn cầu đến hết 2025. Hôm 13/1, hãng mở trạm sạc xe điện siêu nhanh đầu tiên tại London, có thể sạc 80% cho một gói pin trên ôtô chỉ trong 10 phút.
Thế nhưng, chi phí để sạc nhanh (công suất hơn 50 kW) và sạc siêu nhanh (hơn 150 kW) cho ô tô điện hiện nay rất đắt đỏ, trong khi lắp đặt cũng như yêu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi lưới điện công suất lớn đang là điều mà nhiều đầu tư người quan tâm.
Và liệu Việt Nam ta có đủ mạng lưới cơ sở hạ tầng để sẵn sàng cho công “cuộc cách mạng ô tô điện” hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong những bài viết tiếp theo.
Bài viết liên quan:
- Giải thích chi tiết 3 cấp độ sạc cho ô tô điện hiện nay
- Quốc gia nào có mạng lưới sạc xe điện lớn nhất thế giới?
- Trạm sạc xe điện – Vũ khí giúp xe EV ‘cân bằng thế trận’ với xe ICE