Tiến Lợi - Tổng hợp

Kết cấu và nguyên lý hoạt động các loại bầu lọc dầu trên ô tô

(News.oto-hui.com) – Trong quá trình sử dụng, dầu bôi trơn bị nhiễm bẩn do bụi, mạt kim loại, muội than (sản phẩm của quá trình cháy). Bầu lọc dầu có nhiệm vụ làm sạch dầu bôi trơn trước khi dầu được bơm đến các chi tiết khác.

1. Phân loại bầu lọc dầu:

Trong hệ thống bôi trơn động cơ ô tô có thể có một bầu lọc duy nhất hoặc 2 bầu lọc được phân loại theo hiệu quả kích thước hạt bị giữ lại: thô và tinh.

Bầu lọc thô làm sạch cặn bẩn có kích thước lớn (>0.03mm) được bố trí ngay sau bơm dầu và có ban van an toàn đi kèm. Toàn bộ dầu trước khi đi bôi trơn phải đi qua bầu lọc thô. Nếu bầu lọc thô bị tắc, dầu sẽ không thể đi qua bầu lọc thô sau khi được tăng áp nhờ bơm dầu, khi này áp suất dầu tăng cao, van an toàn được mở và dầu sẽ đi qua van an toàn đi bôi trơn các chi tiết.

(1): Van an toàn
(2): Bầu lọc dầu
(1): Van an toàn
(2): Bầu lọc dầu

Bầu lọc tinh làm sạch cặn bẩn có kích thước rất nhỏ (<0.1 µm), được bố trí song song với các đường dầu đi bôi trơn và chỉ lọc tinh một phần nhỏ lượng dầu (khoảng 15% – 20% tổng lượng dầu của động cơ). Bầu lọc tinh có lực cản thủy lực lớn nên được lắp đặt ngay trên các te dầu. Lượng dầu đi qua bầu lọc tinh được quay trở về các te. Khi bầu lọc tinh bị bẩn hoặc bị tắc, động cơ vẫn đảm bảo hoạt động bình thường.

Xét theo nguyên lý hoạt động, có thể chia bầu lọc dầu thành các loại: bầu lọc thấm, bầu lọc ly tâm và bầu lọc từ tính.

2. Kết cấu, nguyên lý hoạt động:

a. Bầu lọc thấm:

Bầu lọc thấm có phần tử lọc làm từ các vật liệu khác như lưới lọc được dệt bằng đồng, hoặc lõi lọc bằng amiang, hoặc từ các tấm kim loại xếp chồng lên nhau. Bầu lọc dầu có lõi lọc làm bằng lưới đồng hoặc các tấm kim loại xếp khít nhau thường được dùng làm bầu lọc thô. Trong quá trình sử dụng cần được súc rửa định kỳ.

Với bầu lọc có phần tử lọc bằng lưới đồng, dầu đi qua lưới lọc 6 sẽ được lọc và đi vào trục của bầu lọc. Từ đây, dầu sạch được đi ra và về các te dầu.

Với bầu lọc có phần tử lọc là các tấm kim loại xếp chồng lên nhau: lõi lọc gồm có các phiến kim loại dập 5 (dầy khoảng 0,3 ~ 0,35 mm) và phiến cách 7 sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành khe lọc có kích thước bằng chiều dày của phiến cách 7 (0,07 ¸ 0,08 mm). Các phiến gạt cặn 6 có cùng chiều dày với phiến cách 7 và được lắp với nhau tên một trực cố định trên nắp bầu lọc.

(1): Nắp bầu lọc   (2): Đường dầu ra   (3): Thân bầu lọc   (4): Đường dầu vào   (5): Phiến dập
(6): Phiến gạt   (7): Phiến cách   (8): Trục xoay   (9): Nút xả cặn
(1): Nắp bầu lọc (2): Đường dầu ra (3): Thân bầu lọc (4): Đường dầu vào (5): Phiến dập
(6): Phiến gạt (7): Phiến cách (8): Trục xoay (9): Nút xả cặn

Khi này, dầu bẩn đi theo đường dầu 4 vào bầu lọc, dầu trong bầu lọc dầu sẽ đi theo hình zic zac (mũi tên trên hình), theo đó những hạt bẩn vốn có độ nhớt động học kém hơn dầu sẽ bị phiến gạt 6 giữ lại, giúp dầu được lọc sạch cặn bẩn. Sau khi đi qua hết các tấm kim loại, dầu sạch sẽ đi theo đường ra dầu 2 để đi bôi trơn các chi tiết.

Các tấm 5 và 7 được lắp trên trục 8 có tiết diện vuông và có tay vặn nên có thể xoay được. Khi đến định kỳ vệ sinh (thường là 10000km), thợ bảo dưỡng sẽ tháo bầu lọc dầu này ra rồi xoay trục 8, làm cho các tấm kim loại 5 và 7 xoay theo, các mạt kim loại hay bụi bẩn sẽ rơi ra và lắng xuống dưới. Khi này chỉ cần tháo nút xả cặn 9 ra và vệ sinh bầu lọc.

Với bầu lọc thấm sử dụng phần tử lọc bằng amiang, đây là loại thường xuyên được sử dụng trên ô tô ngày nay, có thể lọc được cặn bẩn có kích thước rất nhỏ nên được dùng làm bầu lọc dầu tinh. Tuy nhiên khác với hai loại bầu lọc trên có thể bảo dưỡng khi bám nhiều bụi bẩn, mạt kim loại, bầu lọc dầu loại này chỉ có thể thay thế mà không thể bảo dưỡng tái sử dụng.

Bầu lọc dầu tinh
Bầu lọc dầu tinh

Dầu được đưa vào nhờ lỗ dầu nhỏ, qua các lớp amiang để lọc bụi bẩn, mạt kim loại và dầu sạch được đưa ra khởi bầu lọc dầu bằng đường dầu ra ở chính giữa bầu lọc.

b. Bầu lọc ly tâm:

Bầu lọc ly tâm được dùng làm bầu lọc thô và cần được bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. Sơ đồ nguyên lý của bầu lọc ly tâm được thể hiện ở hình dưới đây.

Bầu lọc ly tâm
(1): Thân bầu lọc   (2): Đường dầu về các te   (3): Đường dầu vào   (4): Van an toàn   
 (5): Đường dầu ra    (6): Ổ đỡ rô to   (7): Rô to   (8): Nắp bầu lọc   (9): Đường dầu sạch đi vào    (10): Các lỗ phun xoay
Bầu lọc ly tâm
(1): Thân bầu lọc (2): Đường dầu về các te (3): Đường dầu vào (4): Van an toàn
(5): Đường dầu ra (6): Ổ đỡ rô to (7): Rô to (8): Nắp bầu lọc (9): Đường dầu sạch đi vào (10): Các lỗ phun xoay

Dầu với áp suất cao được đi vào roto 7 theo đường 3, phun ra ngoài theo các lỗ 10 và đi về các te qua đường 2. Vì được lắp ở ngay sao bơm dầu, áp suất dầu vào roto sẽ rất lơn, từ lỗ 10 các tia dầu được bắn ra tạo thành ngẫu lực (2 lỗ bắn ngược hướng nhau) và làm quay roto. Tốc độ quay của roto có thể lên tới 6000 vòng/phút và dầu trong đó cũng bị quay theo.

Cặn bẩn và mạt sắt có tỉ tọng lớn hơn dầu nên chịu lực ly tâm lớn hơn và văng ra xa. Dầu ở gần tâm roto là sạch nhất do có tỉ trọng bé nhất và được dẫn theo đường 9 đến đường 5 và đi bôi trơn các chi tiết. Nếu lỗ 10 bị tắc, áp suất dầu lớn sẽ thắng lực nén của lò xo an toàn 4 và dầu đi tắt qua bầu lọc dầu để đi bôi trơn các chi tiết.

c. Bầu lọc từ tính:

Bầu lọc từ tính đơn giản là dùng nam châm để giữ lại các mạt kim loại lẫn trong dầu. Loại này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lọc khá cao nên được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nút tháo dầu của các te hay thùng chứa thường có gắn một thanh nam châm, các mạt kim loại được giữ lại tại đó và xả ra khi thay dầu.


Xem thêm các bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác