8 bước xử lý và đánh giá thiệt hại khi xe bị ngập nước

(News.oto-hui.com) – Xe bị ngập trong nước sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại, đặc biệt là động cơ, hệ thống điện và nội thất. Nếu xe bị ngập trong nước quá nửa bánh xe, hãy làm theo 10 bước sau để đánh giá và giải quyết thiệt hại.

10 bước xử lý và đánh giá thiệt hại khi xe bị ngập nước
10 bước xử lý và đánh giá thiệt hại khi xe bị ngập nước

1. Không khởi động xe:

Không nên khởi động ngay khi xe có nước vào khoang động cơ.
Không nên khởi động ngay khi xe có nước vào khoang động cơ.

Đa số những người không có kiến thức về ô tô sẽ thử khởi động lại động có xem còn hoạt động không, nhưng nếu có nước trong động cơ, cố gắng khởi động có thể làm hỏng hoàn toàn động cơ. Hãy thực hiện theo trình tự những điều dưới đây trước khi khởi động lại xe.

2. Gọi cho công ty bảo hiểm:

Xe bị thủy kích thường xuyên gặp phải khi bị ngập nước.
Xe bị thủy kích thường xuyên gặp phải khi bị ngập nước.

Bất kể mức độ thiệt hại do ngập lụt, điều đầu tiên bạn nên làm là gọi cho công ty bảo hiểm của bạn. Trường hợp ô tô bị ngập nước thường được bảo hiểm xếp vào dạng bảo hiểm thủy kích. Tuy nhiên, loại bảo hiểm này lại phân biệt thành hai trường hợp: ngập nước và thủy kích. Tùy vào từng công ty, bảo hiểm có thể đền bù cả trong trường hợp xe bị ngập nước lẫn thủy kích, hoặc chỉ đền bù xe bị thủy kích.

3. Xác định độ ngập nước của xe:

Xác định độ ngập nước của chiếc xe.
Xác định độ ngập nước của chiếc xe.

Bùn và đất trong nước sẽ để lại một đường thẳng bên trong cũng như bên ngoài xe. Hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ dùng đường này để xác định độ ngập nước và đưa ra những phương án sửa chữa phù hợp. Sau đó xe của bạn sẽ được kéo đến một thợ máy để đánh giá chuyên nghiệp. Nếu nước không dâng cao hơn đáy cửa, chiếc xe của bạn có thể sẽ ổn và bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo.

4. Làm khô nội thất:

Vệ sinh nội thất và làm khô khi xảy ra tình trạng có nước tràn vào bên trong xe.
Vệ sinh nội thất và làm khô khi xảy ra tình trạng có nước tràn vào bên trong xe.

Khi xe bị ngập, có thể nước sẽ tràn vào trong xe. Nếu bạn không muốn xe bắt đầu bị ẩm mốc thì hãy bắt đầu lau dọn xe, thay thế hoặc giặt sạch và phơi khô một số thứ bị ướt như  thảm sàn, đệm ghế và bọc nệm, vì nếu không được nước sẽ để lại mùi rất khó chịu.

5. Kiểm tra dầu và lọc khí:

Nếu bạn thấy những giọt nước trên que dầu hoặc nếu lọc khí có nước trong đó, đừng cố khởi động động cơ. Hãy đưa xe đến xưởng dịch vụ để làm sạch nước và thay dầu. Nếu có kiến thức về ô tô, bạn có thể tự mình thay dầu  và lọc khí, nhớ phải kiểm tra lại các bộ phận khác xem có nước hay không, tiến hành làm sạch nước và thay thế (nếu cần).

6. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:

Hệ thống nhiên liệu trên những chiếc xe thế hệ mới thường được làm kín rất kĩ lưỡng, nhưng những chiếc xe cũ hơn có thể cần phải tháo cạn hệ thống nhiên liệu để kiểm tra. Cần kiểm tra phanh, ly hợp, trợ lực lái và bình chứa chất làm mát. Một lần nữa, bạn chỉ có thể tự làm nếu như bạn có kinh nghiệm về sửa chữa ô tô. Nếu không, hãy để đưa xe đến xưởng dịch vụ để được chẩn đoán kỹ lưỡng.

7. Kiểm tra tất cả các hệ thống điện:

Tiếp theo, kiểm tra mọi thứ liên quan đến điện. Làm điều đó bằng cách khởi động xe, sau đó lần lượt di chuyển qua từng bộ phận điện: Đèn pha, đèn báo rẽ, điều hòa, âm thanh, khóa điện, cửa sổ và ghế ngồi, và đèn nội thất. Hãy lưu ý bất cứ không ổn, măc dù rất nhỏ, bao gồm cả cách xe chạy hoặc chuyển số có thể là một dấu hiệu của sự cố về điện. Mang xe đến xưởng dịch vụ, và nhớ rằng những hư hại này có thể được bảo hiểm chi trả.

8. Kiểm tra xung quanh bánh xe:

Trước khi lái xe đi hay phanh xe lại và kiểm tra xung quanh phanh, bánh xe và gầm xe. Ngay cả một thanh nhỏ hoặc cục bùn khô cũng có thể khiến chiếc xe trở rung lắc khi tăng tốc. Nếu cần thiết, lấy một vòi phun áp suất cao và làm sạch trong và xung quanh các bánh xe, phun nước cẩn thận vì bạn vừa làm khô động cơ và nội thất của mình và sẽ không ai muốn làm lại những điều đó cả.


Bài viết liên quan:

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác