Cách sửa chữa khi động cơ khó tăng tốc

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sửa chữa khi động cơ có hiện tượng khó tăng tốc, hay chạy không bốc.

Các dụng cụ bạn cần có bao gồm:
+ Đèn flash
+ Vít bake
+ Máy đọc lỗi
+ Bình xịt Carburetor cleaner
+ Đồng hồ đo áp suất
+ Găng tay và kính bảo vệ mắt
Trước khi bắt đầu sửa chữa bạn cần đậu xe trên nền phẳng, chuyển cần số về số P và kéo phanh tay.

Bước 1. Nếu lỗi này được hệ thống máy tính trên xe nhận ra thì bạn có thể dùng máy chẩn đoán để kiểm tra mã lỗi và xác định xem hệ thống nào cần sửa chữa. Còn nếu không có đèn check engine thì bạn nên làm theo các bước tiếp theo.

Bước 2. Áp suất nhiên liệu thấp có thể khiến cho động cơ cháy nghèo và khó tăng tốc vì vậy điều đầu tiên bạn nên kiểm tra đó là bộ lọc nhiên liệu. Bạn cần tháo và kiểm tra bộ lọc nhiên liệu xem có bị tắc nghẽn không. Nếu có hư hỏng hay tắc nghẽn bạn sẽ cần thay thế bộ lọc này.

Bước 3. Động cơ hoạt động chính xác khi duy trì được áp suất chân không mà nó tạo ra. Vì thế, khi áp suất chân không bị rò rỉ ra ngoài thì động cơ có thể gặp phải vấn đề như khó tăng tốc. Như vậy, bạn cần kiểm tra các đường ống chân không trên nắp máy xem có bị nứt hay hư hỏng không.

Bước 4. Động cơ cần hoạt động với một áp suất nhiên liệu tiêu chuẩn, nếu áp suất nhiên liệu không đủ thì động cơ sẽ gặp các vấn đề như khó khởi động, khó tăng tốc, rung giật…Vì thế, bạn cần kiểm tra áp suất của hệ thống nhiên liệu bằng đồng hồ đo áp suất để xem áp suất nhiên liệu có đủ không.

Bước 5. Van điều áp nhiên liệu được thiết kế để tăng áp suất nhiên liệu khi động cơ hoạt động với tải thấp. Một số xe có van điều áp được thiết kế bên trong bình chứa nhiên liệu, còn một số xe khác được lắp trên đường ống rail và khá dễ dàng để kiểm tra.

Bước 6. Lượng không khí đi vào trong động cơ sẽ được đo bằng cảm biến lưu lượng không khí nạp. Cảm biến sẽ gửi tín hiệu này về ECU để điều khiển lượng phun nhiên liệu sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động của động cơ. Nếu đường ống nạp có sự rò rỉ thì cảm biến sẽ đọc và gửi tín hiệu sai về lượng không khí đi vào và gây ra hiện tượng như động cơ khó tăng tốc, rung giật. Vì vậy, việc tiếp theo cần làm là kiểm tra xem đường ống nạp có bị rò rỉ hay không.

Bước 7. Tiếp theo bước trên, bạn cũng cần tháo cảm biến lưu lượng không khí nạp ra để vệ sinh. Bụi bẩn trong không khí sẽ bám trên các dây sấy và làm cho cảm biến đọc sai lượng không khí thực tế đi vào động cơ.

Bước 8. Bướm ga được thiết kế để điều khiển lượng không khí đi vào động cơ, vì vậy sau thời gian bộ phận này cũng sẽ bị bụi bẩn trong không khí bám vào và đôi khi làm hạn chế dòng khí đi vào động cơ. Bạn có thể làm sạch bướm ga bằng dung dịch Carburetor cleaner.

Bước 9. Bugi cũng là một chi tiết ảnh hưởng rất nhiều đến công suất động cơ. Vì vậy, bạn cũng cần tháo bugi để kiểm tra xem các điện cực có bị mòn, cháy hay bị oxy hóa không.

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn các yếu tố như bộ ly hợp và bộ chia điện cũng có thể làm động cơ khó tăng tốc và làm giảm công suất của động cơ.

Thanh Nam

Advertisement

Chia sẻ ý kiến của bạn

Thông Tin Cá Nhân

NamNữ

Trình Độ Học Vấn

Thông tin chung

Kỹ thuật viên sửa chữa chungKỹ thuật viên sơnKỹ thuật viên đồngKỹ thuật viên điệnChăm sóc, làm đẹp, Detailing ô tôCố vấn dịch vụBán hàng (Sales)Nhân viên phụ tùngThiết kếMarketingKiểm soát chất lượng (PDI)Quản đốc xưởngTrưởng/phó phòng dịch vụTrưởng/phó phòng kinh doanhTrưởng/phó phòng kỹ thuậtGiám đốc điều hànhChưa có kinh nghiệmKhác